Cách Tự Kiểm Tra Glucose Máu Tại Nhà

BNC3in1 biết được một trong những băn khoăn thường thấy của người bệnh đái tháo đường là làm sao theo dõi mức đường huyết hay còn gọi là glucose máu của bản thân. Bên cạnh việc đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra glucose máu tại nhà với bộ dụng cụ thích hợp gọi là máy đo glucose máu cá nhân.

Giải đáp câu hỏi giá máy đo đường huyết cá nhân

 

may do benh dai thao duong

Các bước kiểm tra glucose máu tại nhà

Kiểm tra glucose máu không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật và hướng dẫn của bác sĩ. Khi đo, hãy tuân thủ các bước sau:

  • Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.
  • Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
  • Lắp que thử vào máy đo glucose máu. Bạn cần lưu ý nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động đến các que khác.
  • Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
  • Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.
  • Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.
  • Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.

do tieu duong tai nha

 

Video Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Benecheck

 

 

Sau đây là mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) để bạn tiện so sánh kết quả đo được

  Trước bữa ăn 1-2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn
Người trưởng thành, không mang thai 4.4 – 7.2 
mmol/L                   
(xấp xỉ 80-130 mg/dL)
ít hơn 10 mmol/L                   
(hoặc ít hơn 180 mg/dL)
Phụ nữ đang mang thai ≤ 5.3 mmol/L trước 
bữa sáng
(hoặc ≤ 95 mg/dL) 

1 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:
≤ 7.8 mmol/L (hoặc ≤ 140 mg/dL)

2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:
≤ 6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120 mg/dL)

 

 

Một Số Lưu Ý Quan Trọng  Kiểm Tra Glucose Máu Tại Nhà

Kiểm tra glucose máu tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý bạn không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả tốt nhất. Những lưu ý ấy bao gồm:

Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra glucose máu tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn chỉ định, hướng dẫn cần thiết và chính xác nhất.

Ghi chép rõ thời gian, kết quả và những thông tin liên quan để có cơ sở so sánh, theo dõi mức glucose máu của bản thân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ tìm hiểu, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bạn.

Không cần thiết phải kiểm tra glucose máu liên tục trong ngày. Quan trọng là bạn giữ thói quen đo theo định kỳ, gắn thời điểm đo với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải liên hệ điểm bán, chuyên viên để được tư vấn, thay đổi.

Đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không đo liên tục trên cùng một ngón. Không tiến hành lấy máu nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay.

Tuyệt đối không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu. Việc này vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm sai lệch kết quả đo.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã có thể tự kiểm tra glucose máu ngay tại nhà. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đây sẽ là sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan cùng bệnh đái tháo đường.  

kiem tra tieu duong

Chế Độ Ăn Của Bệnh Đái Tháo Đường

Đái tháo đường diễn ra khi tuyến tụy không tiết đủ hormone  dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống có tác động lớn đến căn bệnh mãn tính này.

Muốn phòng chống bệnh đái tháo đường, cân đối các dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều tiên quyết. Tăng cường rau xanh, trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể chế biến những món salad rau củ đơn giản.

Măng tây giòn giòn, thanh ngọt tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho mọi thành viên trong gia đình chứ không riêng người bệnh.

Bệnh nhân nên hạn chế tối đa các loại thịt hộp, patê, xúc xích, thay vào đó là chọn các loại thực phẩm tươi ngon như cá, trứng, sản phẩm chế biến từ sữa, đậu. Về cách chế biến, nấu, luộc, kho, nướng nên được dùng nhiều hơn món chiên, rán.

lay mau tieu duong

 

Món ăn thường xuất hiện trong thực đơn của người Nhật là đậu nành luộc cũng rất ngon miệng, dễ ăn, phù hợp với những ai có chỉ số glucose trong máu cao.

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, do đó bạn nên tránh xa nước ngọt có ga, rượu bia và tất cả thực phẩm tạo ngọt nhân tạo. Nếu thích uống sữa, bạn lưu ý lựa chọn loại sữa, đủ dinh dưỡng, nhưng chỉ số đường thấp, và ít béo.

Một trong những loại sữa chuyên biệt dành cho người bệnh là Nutren Diabetes của Nestlé với thành phần dinh dưỡng gồm đạm Whey, 100% chất xơ hòa tan, 31 vitamins và khoáng chất, hệ chất béo giàu MUFA và PUFA giảm nguy cơ tim mạch, không chứa Lactose, Gluten nên đồng thời giảm nguy cơ tiêu chảy.

Trong số các loại thịt, thịt bò là ưu tiên hàng đầu dành cho người bệnh đái tháo đường. Axit linoleic tổng hợp (CLA) trong thịt có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, đồng thời giảm lượng cholesterol xấu đi vào cơ thể.

thuc pham cho benh tieu duong

Tránh tuyệt đối các loại da gà, da vịt, các loại thịt mỡ. Khi chế biến, nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè… Ragu bò với cà rốt, khoai tây là gợi ý dành cho bạn.

Cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3, không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho tim mạch.

Cá hồi nướng với mùi tây, bơ và tỏi chế biến nhanh, đơn giản khá phù hợp với những gia đình trẻ bận rộn, không nhiều thời gian vào bếp nhưng vẫn muốn có bữa ăn dinh dưỡng.

Tôm cũng nằm trong danh sách thực phẩm bổ dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Không cần chế biến quá cầu kỳ, món tôm luộc chấm với muối tiêu chanh cũng đủ để bạn và cả nhà có bữa ăn ngon miệng.

do uong cho benh tieu duong

Lượng tinh bột đưa vào cơ thể bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên bằng khoảng 50-60% người bình thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Thay vì ăn ngũ cốc với sữa, bạn có thể kết hợp ngũ cốc nguyên cám với sinh tố và trái cây tươi.

Trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng điều này chỉ đúng với trái cây tươi. Nên tránh xa trái cây khô vì chúng thường được sấy, chứa nhiều đường, không có chức năng đẩy lùi bệnh.

Xem thêm bài Ung Thư Vòm Họng Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm chậm hấp thu đường, do đó bạn nên ăn cả xác thay vì ép nước uống. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. “Danh sách đen” có thể kể đến xoài, nhãn, na.

tap luyen cho benh tieu duong

 

Lưu ý cuối cùng dành cho bệnh nhân đái tháo đường là nên ăn uống điều độ, đúng giờ, cân đối dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Thêm vào đó, việc luyện tập thể dục đều đặn sẽ tăng tiêu thụ glucose, giảm nhu cầu , kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện chức năng tim mạch. Bệnh nhân cũng cần duy trì cân nặng hợp lý ở ngưỡng BMI (tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao) khoảng 20-22.