Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định phần lớn kết quả điều trị bệnh. Vì thế, để giảm thiểu nguy cơ bệnh tình nặng hơn, người bệnh tiểu đường cần tránh xa những loại đồ uống “khắc tinh” này.

 

Hạn chế các thức uống “khắc tinh” của bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh:Internet)

Hạn chế các thức uống “khắc tinh” của bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh:Internet)

Soda/nước ngọt

Có thể nói đây là một trong những thức  uống đầu tiên người tiểu đường cần tránh trong thực đơn ăn uống của mình. Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản từng công bố kết quả nghiên cứu rằng phụ nữ Việt Nam uống nước ngọt, nước trái cây, soda… mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 1,79 lần so với phụ nữ không uống. Cứ ước tính trung bình 1 ly nước có gas (soda) có thể chứa tới 40g carbohydrate tương đương với 10 muỗng cà phê đường. Đặc biệt, loại đồ uống này còn gián tiếp làm tăng Insuline – nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

Soda nước ngọt là thức uống người tiểu đường cần tránh. (Ảnh:Internet)

Soda nước ngọt là thức uống người tiểu đường cần tránh. (Ảnh:Internet)

Vì thế, nếu bạn đang có thói quen uống nước ngọt, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng nước trà, nước lọc, nước chanh mỗi ngày. Ngoài ra, trong soda ăn kiêng có chứa chất ngọt nhân tạo – chất ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu khứng minh được rằng sử dụng soda ăn kiêng có thể gây tăng huyết áp, mỡ máu cao và thừa cân.

Nước tăng lực

Các loại nước tăng lực cũng lot top những thức uống mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nước tăng lực không chỉ làm tăng đường huyết mà còn có thể gây kháng Insuline tương tự như nước có gas. Theo Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện đa khoa Tâm trí Sài Gòn cho biết, nước tăng lực mang lại cảm giác tràn đầy năng lực nhưng chỉ tạm thời. Loại nước này chứa nhiều cafein khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.

Uống nhiều nước tăng lực làm tăng lượng đường huyết (Ảnh:Internet)

Uống nhiều nước tăng lực làm tăng lượng đường huyết (Ảnh:Internet)

Người có tiền sử tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, mất ngủ, thừa cân, béo phì, viêm gan thì không nên uống nước tăng lực. Ngoài ra, uống quá nhiều nước tăng lực có thể gây nghiện. Người tiểu đường không nên uống quá một ly tăng lực một ngày. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng thức uống này trong bữa ăn.

Nước ép trái cây ngọt

Trái cây tươi là thực phẩm tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên nước ép trái cây lại có thể tăng đường máu và tăng cân cho bệnh nhân. Thật ngạc nhiên phải không nào? Cớ sao thức uống ngon lành này lại gây hại cho bạn được chứ? Kỳ thực nước ép rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ép trái cây thành nước, bạn đã vô tình làm mất đi các chất xơ, chỉ giữ lại vitamin và đường trong trái cây. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho biết rằng uống quá nhiều nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm từ 9 – 42%.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng đường được tìm thấy trong nước cam, mặc dù là đường tự nhiên, nhưng lại khá giống với loại đường được thêm vào soda hay các loại nước ngọt khác.

Uống quá nhiều nước ép có thể gây tiểu đường. (Ảnh:Internet)

Uống quá nhiều nước ép có thể gây tiểu đường. (Ảnh:Internet)

Người bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn các loại trái cây tươi thay vì nước ép. Hoặc nếu bạn muốn uống quá có thể uống một lượng vừa đủ, trong khoảng 100ml nước ép mỗi lần. Đặc biệt hãy chắc chắn rằng nước ép này là nước ép tự làm, không  pha thêm đường như các loại thức uống chế biến sẵn trong siêu thị.

Đồ uống có cồn

Bia rượu ảnh hưởng xấu đến huyết áp và làm nặng thêm các triệu chứng biến chứng thần kinh ở người tiểu đường. Uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không nên uống quá 1 chén rượu (tương đượng ¾ lon bia hoặc 1 ly rượu vang 100ml) mỗi ngày. Ở am giới, con số này lên đến 2. Thời điểm uống thích hợp nhất là sau ăn để hạn chế tình trạng hạ đường huyết cấp tính. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể khiến nồng độ insuline thay đổi thất thường, nếu để thời gian này kéo dài, người bệnh tiểu đường có thể gặp biên chứng nặng, gây hậu quả nặng nề.

Đồ uống có cồn gây tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. (Ảnh:Internet)

Đồ uống có cồn gây tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. (Ảnh:Internet)

Có thể nói, trên đây là những thức uống bạn cần tránh trong khoảng thời gian điều trị bệnh tiểu đường. Nếu thời gian đầu bạn chưa thể hạn chế các thói quen này ra khỏi cuộc sống, bạn hãy dành thời gian để bắt đầu tập những thói quen mới hằng ngày. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Hãy luôn theo dõi trang này để cập nhật thông tin của tháng mới nhé.

Tìm hiểu Bệnh tiểu đường có lây không nguy hiểm ra sao