Máy đo đường huyết hay còn gọi máy đo tiểu đường là thiết bị tầm soát theo dõi chỉ số đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường ngay tại nhà, không phải những bệnh nhân nặng mới cần sử dụng sản phẩm này, nếu quan điểm vậy là bạn sai rồi đó. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn biết có nên dùng máy đo đường huyết hay không dù bạn là người có bệnh hay không.

nên hay không dùng máy đo đường huyết tại nhà

Lợi ích của máy đo đường huyết khi sử dụng tại nhà

- Với những bệnh nhân mắc đái tháo đường, tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 thì sở hữu chiếc máy kiểm tra đường trong máu giúp kiểm soát được chỉ số đường huyết, giúp bạn duy trì đường huyết ở mức độ bình thường, trì hoãn được sự bắt đầu của các biến chứng

- Cho người dùng biết được đường huyết của bạn đang ở mức nào để kịp thời ăn uống, kiêng khem đúng đắn, kết hợp các họat động thể chất hàng ngày : tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin

- Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm tra ngay tại nhà đường huyết của chính mình, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi. Nếu đường huyết tăng dùng các biện pháp hạ đường huyết kịp thời, hạn chế những trường hợp làm tăng hay giảm đường huyết đột ngột.

- Máy đo tiểu đường còn giúp người bệnh hay người bình thường chưa bệnh biết nên tập luyện như thế nào là tốt nhất, biết trọng lượng thế nào là thích hợp, là an toàn. Luôn duy trì một trọng lượng khỏa mạnh cho cơ thể.

- Phương pháp đo đường huyết sẽ làm bệnh nhân hiểu rõ về bệnh của mình hơn để tự chăm sóc, lo liệu cho bản thân, giảm sự phụ thuộc vào những thứ bên ngoài, khả năng tự điều trị và theo dõi.

Vậy câu trả lời chính là . Nên dùng máy đo đường huyết tại nhà cho gia đình, dễ dàng tầm soát đề phòng bệnh tiểu đường và hạn chế sự phát triển đến giai đoạn biến chứng cho bệnh nhân.

có nên sử dụng máy đo đường huyết không

Lưu ý dùng máy đo đường huyết bạn cần biết

  • Sản phẩm máy kiểm tra đo đường huyết không nên dùng cho trẻ sơ sinh

  • Hãy sử dụng với mục đích duy nhất là đo đường huyết trong máu

  • Nên nhớ máy không dùng để đo rồi chữa bệnh, kết quả chỉ giúp kiểm soát

  • Tránh ở gần mức bức xạ điện từ mạnh vì có thể làm máy hư, kết quả không chuẩn

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng que thử

  • Có nhiều vị trí lấy máu thử khác nhau nhưng hãy nghe các bác sỹ thường khuyên

  • Hoặc lấy máu ở ngón tay trỏ vì nó ổn định và có thể kiểm tra ở bất kỳ thời gian nào

  • Kết quả đo trước và sau ăn sẽ khác nhau

  • Nên đo sau 2, 3 giờ sau bữa ăn hoặc đo trước ăn

  • Để máy đo đường huyết ở nhiệt độ phòng

  • Không rửa các khe cắm que thử.

  • Nếu bề mặt máy bị bẩn hãy lau nhẹ nhàng bằng vải mềm

Một số thông tin về câu hỏi máy đo đường huyết có nên sử dụng hay không, kèm theo là lưu ý sử dụng. Hi vọng topic hữu ích cho đọc giả.