Tình trạng đường huyết dao động không ổn định ở người mắc tiểu đường hay đái tháo đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường là tình trạng hôn mê. Cũng vì thế, việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng để giúp người mắc đái tháo đường sống khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng. 

Hôn mê do đường huyết là gì?

Hôn mê trong bệnh tiểu đường thường là do lượng đường trong máu rất thấp hoặc rất cao – tương ứng với hôn mê hạ đường huyết và hôn mê tăng đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường cần nắm được vùng đường huyết an toàn để có thể bảo vệ tốt sức khỏe bản thân?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết sau đây là an toàn đối với đa số người bệnh đái tháo đường:

Đường huyết lúc đói: 90-130 mg/dL (5,0 mmol/L – 7,2 mmol/L).

Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: dưới 180 mg/dL (10 mmol/L).

Đường huyết trước khi ngủ: 110 mg/dL – 150 mg/dL (6,0 mmol/L-8,3 mmol/L).

Hôn mê do tiểu đường có thể xảy đến đột ngột nếu người bệnh không kiểm soát đường huyết thường xuyên. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, mức đường huyết an toàn, thích hợp còn tùy thuộc vào tuổi tác, độ nặng các biến chứng và bệnh lý đi kèm. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể đối với tình trạng của bản thân.

Khi đường huyết hạ quá mức, xuống thấp dưới 60 mg/dL, người bệnh dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngược lại, khi đường huyết tăng cao trên 180 mg/dL, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não… Như vậy, đường huyết dao động nhiều, lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống. Cũng vì thế, người mắc bệnh tiểu đường cần trang bị kiến thức, cập nhật thông tin chính xác về căn bệnh của mình, từ đó xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết.

Làm sao để tránh tình trạng hôn mê do đường huyết?

Ở người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết dao động trong ngày chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố có thể kể đến như sau: 

Chế độ ăn: khi không tuân thủ chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng khem không đủ dinh dưỡng.

Căng thẳng tâm lý: bệnh nhân tiểu đường cũng cần có đời sống tinh thần thanh thản, nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối các cảm xúc thái quá. 

Phối hợp từ nhiều bệnh khác: việc gia tăng đường huyết vượt ngưỡng an toàn cũng có thể xuất phát từ việc mắc các bệnh khác phối hợp khác.

Thuốc: thời gian uống thuốc, các loại thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các thuốc khác có thể có hiệu ứng khác nhau đối với đường huyết của bạn.

Thể dục: tập thể dục với cường độ nhẹ hay nặng sẽ làm giảm hoặc tăng đường huyết.

Trong thực tế, mỗi người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có những phản ứng khác nhau với các yếu tố nêu trên.

Kiểm soát đường huyết ngay tại nhà

Việc kiểm soát đường huyết vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân phản ứng nhanh trước khi rơi vào tình trạng hôn mê do bệnh tiểu đường. Thông thường, khi đường huyết giảm, người bệnh được khuyên ăn một ít bánh ngọt, kẹo, uống sữa hoặc nước đường. Ngược lại, khi đường huyết tăng, người bệnh nên xem lại chế độ ăn, thức ăn, kiểm tra xem bạn có quên uống thuốc không, sau đó người bệnh nên đi khám bệnh để được tư vấn và điều chỉnh thuốc.

Máy đo đường huyết Sapphire Medismart Plus giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết mọi lúc, mọi nơi với độ chính xác cao nhất.

Để có thể giữ đường huyết luôn trong ngưỡng an toàn, người bệnh cần kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu mỗi ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày. Cách tối ưu nhất là trang bị ngay máy đo đường huyết cá nhân, tiện dụng kiểm tra mọi lúc, mọi nơi. Chắc hẳn người bệnh tiểu đường sẽ được các bác sĩ tư vấn mua sắm sản phẩm này ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh. Với sản phẩm này, người bệnh có thể biết được tình trạng đường huyết của mình ra sao, từ đó có cách ứng phó, dùng thuốc sao cho hợp lý. Bên cạnh theo dõi đường huyết thường xuyên, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý mỗi ngày; ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Đồng thời, người bệnh cũng cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng “xanh - sạch”, hạn chế tinh bột và đường. 

Đọc ngay: Hướng Dẫn Cách Kiểm Soát Đường Huyết Tại Nhà Của Bệnh Nhân Tiểu Đường