Bạn đã từng ăn chè, xôi nấu lá dứa chưa? Không chỉ là loại gia vị làm món ăn thêm hấp dẫn, lá dứa còn được tương truyền là vị cứu tinh của người tiểu đường. Vậy lá dứa có trị được tiểu đường như lời đồn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời. 

Liệu lá dứa có trị được bệnh tiểu đường không

Liệu lá dứa có trị được tiểu đường như lời đồn. (Ảnh: Internet).

Lá dứa từng được thiền sư Tuệ Tĩnh - ông Tổ nghề thuốc Nam ta ghi chép trong sách cổ về những lợi ích diệu kỳ của nó. Trước tiên, bạn cần phân biệt lá dứa và lá của cây dứa (thơm). Bởi hai loại này tuy tên giống nhau nhưng lại có công dụng và đặc tính khác biệt. 

Phân biệt lá dứa và lá của cây dứa (thơm)

Lá dứa (hay còn gọi là dứa thơm, lá nếp) là một trong những loại cây mọc chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Lá của cây dứa khá cứng cáp, lại đầy gai nhọn. Trong khi đó, lá dứa lại thon dài, tụm lại thành dạng nan quạt. Lá có màu xanh mướt kết hợp với mùi thơm ngào ngạt khiến bất kỳ đầu bếp nào cũng đều không thể không sử dụng chúng vào ẩm thực Việt. 

Lá dứa có chữa tiểu đường được không?

Một nghiên cứu trên loài chuột ở Indonesia chứng minh rằng nước chiết xuất từ lá dứa có khả năng giảm lượng đường huyết và cải thiện khả năng kháng insulin, với các con chuột béo phì. Trường hợp chuột bình thường, nước này có thể giảm đường huyết sau ăn nhờ ức chế enzyme alpha-glucosidase (chất tiêu hóa đường bột thành glucose) và thúc đẩy hoạt động của các insulin.

Trên trang Healthline, một cuộc khảo sát về tác dụng của lá dứa với hơn 30 người khỏe mạnh. Sau thử nghiệm, kết quả cho thấy những người uống nước lá dứa có đường huyết ổn định hơn người chỉ uống nước thông thường. 

Kỳ thực, lá dứa là một loại thảo dược chữa tiểu đường. Thế nhưng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc điều trị. Lưu ý rằng bạn không nên chỉ dùng loại lá này để trị bệnh. Cần kết hợp với điều trị bằng thuốc và thực hiện lối sống khoa học. 

Cách chế biến lá dứa trị tiểu đường: 

  • Bạn lựa lá dứa tươi, không sâu, không úa. 

  • Lấy một nắm rửa sạch rồi để khô ráo. Bạn cũng có thể lấy thêm ít muối rửa với lá dứa rồi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. 

  • Bạn bắc nồi nước lên, cho lá dứa vào rồi nấu sôi. 

  • Khi nước sôi thì nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống. 

  • Không chỉ để uống, bạn có thể dùng nước lá dứa để nấu cơm. 

Lưu ý kiểm tra lượng đường huyết ngay sau khi sử dụng. Nếu cơ thể có dấu hiệu phản ứng, hãy ngưng sử dụng ngay. 

Cách chế biến lá dứa trị tiểu đường

Cách chế biến lá dứa trị tiểu đường. (Ảnh: Internet).

Những lợi ích khác của lá dứa với sức khỏe

Đâu chỉ kiểm soát đường huyết, lá dứa còn có nhiều công dụng khác với sức khỏe, phải kể đến như: 

  • Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định: Kỳ thực, không thể nào phủ nhận mối liên hệ giữa cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, ít ai biết, lá dứa còn giảm hấp thụ cholesterol, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp và xơ vữa động mạch. 

  • Giảm viêm khớp, đau xương khớp: Trong cuốn y học Ayurvedic của Ấn Độ cổ xưa, có ghi chép lại bài thuốc dừa và lá dứa trị viêm khớp. 

  • Giảm stress, lo âu: Nhờ hàm lượng tanin, lá dứa giảm thiểu căng thẳng, stress cho bạn. 

  • Chăm sóc răng miệng: Nhai lá dứa có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát cho bạn. Trong bài thuốc dân gian, ông bà ta vẫn thường sử dụng lá dứa để cầm máu nướu răng. 

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi, lá dứa có trị được tiểu đường không. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trị bệnh để biết chính xác việc sử dụng lá dứa chữa bệnh và liều dùng cụ thể.