1) Các Loại Bệnh Tim

Bệnh tim là một trong những căn bệnh không lây nhiễm nhưng có tỷ lệ tử vong cao trên toàn thế giới. Theo thống kê của Hội tim mạch, Việt Nam đang có 25% dân số mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và cao huyết áp, đặc biệt bệnh cao huyết áp đang có nguy cơ ngày càng trẻ hóa.

Tham khảo bài viết tìm hiểu về bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

benh co tim

Trong các bệnh liên quan đến tim mạch, những căn bệnh thường gặp nhất là:

Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành hay được gọi là bệnh suy vành là căn bệnh gây ra do xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành. Trong khi đó, động mạch vành là động mạch duy nhất nuôi tim.

Khi vành động mạch bị hẹp, tim sẽ thiếu máu, oxy, chất dinh dưỡng khi cơ thể làm việc nặng, gây ra các cơn đau thắt đột ngột nhưng sẽ giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi.

Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, những cơn đau thắt ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào và người bệnh không thể kiểm soát. Bệnh mạch vành là tiền đề của bệnh nhồi máu cơ tim, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.Bệnh tim mạch vành

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là thuật ngữ để chỉ tình trạng cơ tim co bóp bất thường. Bệnh gây ra do cấu trúc tim thay đổi và làm chức năng tim rối loạn. Khi mắc bệnh, tim trở nên xơ, cứng, dày lên một cách bất thường. Từ đó, việc bơm máu đi khắp hệ tuần hoàn trở nên khó khăn. Bệnh gây ra do di truyền, thuốc hoặc liên quan đến các bệnh lý khác.

Bệnh van tim

Hệ thống van tim là bộ phận có vai trò điều hướng dòng máu theo một chiều mà không chảy ngược về tim. Van tim có cấu tạo gồm gan 2 lá, gan 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ. Hai dạng thường gặp trong bệnh van tim đó là hẹp van tim và hở van tim.

Hẹp van tim: van tim trở nên dày và cứng, khó đóng mở, cản trở lưu thông máu khi đi qua van tim. Do đó, tim phải co bóp nhanh hơn để máu qua chỗ hẹp.

Hở van tim: Các dây chằng ở van tim bị thoái hóa, giãn, có rút, … làm van không đóng kịp gây ra hiện tượng máu trào ngược trở về tim. Lúc này, tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại phần máu bị trào ngược.

benh tim mach vanh

Cao huyết áp

Một người được xác định là huyết áp cao khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Khi bị huyết áp cao, áp lực của máu khi lưu thông trong thành động mạch tăng lên, gây sức ép cho các mô và làm tổn thương mạch máu.

Từ đó, các mạch máu trở nên kém đàn hồi và cản trở quá trình lưu thông máu. Huyết áp cao không có triệu chứng rõ ràng, thường biểu hiện qua các cơn đau đầu nhẹ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: chế độ ăn mặn, áp lực, stress, … khiến muối giữ nước trong thành động mạch làm động mạch bị tăng thể tích hoặc sản sinh hormone khiến mạch máu co lại.

Cao huyết áp là căn bệnh đang có nguy cơ trẻ hóa.Có một số trường hợp huyết áp cao nhưng chỉ trong một thời gian và không nguy hiểm như: phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, người vừa chơi thể thao, uống cà phê, …

2) Các Triệu Chứng Của Bệnh Tim

Bệnh tim là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những di chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong cho người bệnh. Do đó, nếu bạn thường xuyên bắt gặp những dấu hiệu sau, bạn cần đề phòng và đi khám ngay lập tức.

Khó thở: Những cơn đau thắt, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tim. Ban đầu, những cơn khó thở chỉ xuất hiện khi lao động hoặc làm việc quá sức, tuy nhiên, càng về sau các cơn đau tim sẽ xuất hiện càng nhiều kể cả khi nghỉ ngơi.

Nếu bạn thường xuyên bắt gặp những cơn đau đột ngột, dữ dội trong khi không làm việc nặng thì bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim.

Chóng mặt, mệt mỏi: Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, … là những căn bệnh làm máu kém lưu thông đến các cơ quan. Khi hệ tuần hoàn máu làm việc kém hiệu quả, cơ thể sẽ trở nên rệu rã, mệt mỏi.

benh tim

Máu không kịp lên não gây ra các cơn chóng mặt, choáng váng, … Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên bạn nên đi khám để xác định đúng tình trạng bệnh.

Phù chân: Các bệnh như suy tim có thể gây ra hiện tượng phù chân, đặc biệt là ở phần mắt cá cẳng chân, bụng chân, bàn chân, … Các vết phù thường là phù tím. Dấu hiệu này khiến người bệnh cảm thấy nặng chân, khó di chuyển như bị tăng cân đột ngột.

Khi bị phù chân do suy tim, hai chân có mức độ phù khác nhau, thường đi kèm với những dấu hiệu ứ động tuần hoàn khác.

Tim đập không đều: Tim đập nhanh rồi giảm một cách bất thường, một mạch nhanh một mạch chậm, … Đặc biệt khi đi kèm với những dấu hiệu như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, … là dấu hiệu bạn đang mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim. Loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đột quỵ hoặc đột tử.

Chán ăn: Khi bị bệnh tim, dịch tích tụ trong gan hoặc hệ tiêu hóa của người bệnh gây ra cảm giác no. Kết quả, người bệnh cảm thấy chán ăn, lượng ăn giảm sút, … Nếu tình trạng có kèm theo mệt mỏi không muốn ăn thì người bệnh nên đi khám sớm để phát hiện bệnh sớm.

3) Cách Chữa Bệnh Tim

Điều trị tại bệnh viện

Do bệnh tim mạch có rất nhiều dạng khác nhau nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Ở các trường hợp nhẹ, uống thuốc và thay đổi thói quen sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm và ngăn ngừa biến chứng.

Ở các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ dùng phương pháp chữa trị hiện đại để điều trị cho bệnh nhân. Ngày nay, nền y học đã giúp tỷ lệ người tử vong vì mắc bệnh tim mạch giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, ngoài việc điều trị ở bệnh viện, chúng ta cũng cần kết hợp với thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.

Giảm lượng muối trong thức ăn

Những đồ ăn nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn vặt, … khi hấp thu vào cơ thể sẽ mà tăng Natri có trong máu, muối khi lẫn trong máu sẽ hút nước làm tăng diện tích của thành động mạch gây ra huyết áp cao.

Do đó, chúng ta cần thay đổi thói quen ăn thức ăn nhanh, giảm lượng muối trong nấu nướng, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để tăng canxi.

cac loại benh tim

Dành thời gian cho gia đình và bạn bè

Stress, căng thẳng sản sinh ra hormone epinephrine hay norepinephrine khiến mạch máu co lại, ngăn cản dòng chảy từ đó làm tim đập nhanh. Do đó, để làm giảm căng thẳng, chúng ta nên dành thời gian tâm sự cùng gia đình và bạn bè.

Việc nói chuyện với những người khiến chúng ta tin tưởng sẽ giúp chúng ta có niềm tin, nhận được sự chia sẻ hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tham khảo bài viết 3 Cách Đột Phá Trong Chữa Bệnh Tiểu Đường Hiện Nay

Vận động cơ thể

Vận động thường xuyên sẽ hỗ trợ lưu thông máu giúp tim không phải vất vả bơm máu đi khắp cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập 4 – 5 giờ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch đến hết cuộc đời.

Những bài tập có thể là aerobic, khiêu vũ, chạy bộ, yoga, … hoặc bất cứ môn thể thao nào bạn yêu thích. Việc tập  thể dục luôn có hiệu quả dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào.

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá

Thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao tim, gút, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, … và rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, nếu muốn cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn bên những người thân yêu, chúng ta cần từ bỏ rượu bia, thuốc lá càng sớm càng tốt.