Tiểu đường thai kỳ là gì

Tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa đường trong có thể. Nguyên nhân là do tuyến tụy tiết insu-lin không đủ để chuyển hóa glucose trong máu hoặc cơ thể xảy ra tình trạng kháng insu-lin. Tiểu đường có hai dạng là type 1 và type 2.

tieu duong thai ky la gi

Tiểu đường thai kì chỉ xuất hiện ở giai đoạn mang thai, khoảng từ tuần 24 trở đi. Từ tuần thứ 20, quá trình sản sinh insulin bị ảnh hưởng bởi hormone sinh sản trong cơ thể người mẹ phát triển mạnh.

Tham khảo bài viết phân loại bệnh tiểu đường loại ra như nào để điều trị cho phù hợp

Tiểu đường thai kỳ có hết sau sinh

Khi đã bị mắc bệnh tiểu đường thai kì, nó sẽ theo người mẹ đến khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khi người mẹ đã mắc phải căn bệnh này thì sau khi sinh sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  • Người mẹ sẽ bị mắc tiểu đường Type II trong vòng 5-10 năm sau sinh
  • 10 -50% tiểu đường thai kỳ sẽ chuyển biến thành tiểu đường Type II
  • Đường huyết của người mẹ sẽ trở về trạng thái ổng định

tieu duong thai ky co het sai sinh

Tiểu đường thai kỳ hại đến thai nhi thế nào ?

Khi mẹ mắc bệnh tiểu đường, thai nhi có nguy có sinh non rất cao.Chưa kể đến các biến chứng cực kì nguy hiểm khác như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, dị tật bẩm sinh, đa ối…..

Chính bản thân người mẹ cũng sẽ đối diện với các nguy cơ như tăng huyết áp, tiền sản giật, phù nề, chuyển sang tiểu đường Type II.

tieu duong thai ky co hai toi thai nhi nhu the nao

Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

  1. Tiểu đêm nhiều

Trong quá trình mang thai, em bé càng ngày càng lớn, sức ép lên bàng quang sẽ tăng lên khiến người mẹ luôn có cảm giác buồn tiểu. Đi tiểu nhiều được xem là dấu hiệu rất bình thường của thai kì nên các mẹ không để ý và thường bỏ qua.

Nhưng khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kì sẽ khiến người mẹ đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu không được chuyển hóa hết nên sẽ đào thải qua thận. Thân sẽ làm việc để thải đường qua nước tiểu, do đó mà nước tiểu sẽ được sản xuất ra nhiều hơn so với người thường.

  1. Thường xuyên khát nước, đặc biệt là về đêm

Điều này diễn ra như một chu trình tuần hoàn, vì lương đường trong máu tăng cao đòi hỏi mẹ bầu phải đi tiểu nhiều, mà đi tiểu nhiều thì cơ thể sẽ mất nước. Do đó, cơ thể thường xuyên phát tín hiệu để người mẹ nạp thêm nước nên người mẹ sẽ luôn cảm thấy khát nước, khô miệng.

bieu hien cua tieu duong thai ky

  1. Viêm nhiễm âm đạo

Khi nước tiểu được bài tiết ra ngoài sẽ mang theo một lượng đường,vùng kín sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Do đó, nếu mẹ bầu qua vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ dẫn đến viêm nhiễm vùng âm đạo.

Khi các mẹ bị viêm nhiễm âm đạo trong khi mang thai thì hãy nghĩ ngay đến việc mình có thể đã mắc tiểu đường thai kì

  1. Sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt

Khi bị rối loạn chuyển hóa insulin, tức là lượng glucose trong máu không thể chuyển hóa hết để nuôi tế bào. Từ đó, mà cơ thể của các mẹ bị thiếu năng lượng, luôn trông trạng thái mệt mỏi, thèm ăn hoặc chóng mặt

  1. Bị mờ mắt trong thời gian ngắn

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể không kịp thích ứng, sẽ gây ra hiện tượng mờ mắt.Nhưng các mẹ yên tâm là dấu hiệu mờ mắt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.Khi cơ thể đã thích nghi thì triệu chứng này sẽ biến mất

Ngoài các dấu hiệu trên, sản phụ cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi có các đặc điểm sau:

- Sản phụ lớn tuổi (>40)

-Chỉ số tiêu chuẩn chiều cao- cân nặng IBM vượt quá 30

- Đã từng sinh con mà con lúc mới sinh có cân nặng từ 4.5kg trở lên

-Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

Để phát hiện chính xác có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, các mẹ nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu. Trong qua trình mang thai, nếu sản phụ thăm khám theo lịch hẹn, sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm đường huyết vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Chỉ số đường huyết được đo ở 3 thời điểm khác nhau trong ngày, nếu ở mức dưới đây thì cơ thể người mẹ bình thường, nếu vượt qua những con số này thì mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ

- Khi đói: <5,1

- Sau ăn 1 tiếng: <10

- Sau ăn 2 tiếng: <78.5

chi so tieu duong thai ky

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nhưng nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn cũng như vận động phù hợp sẽ giúp bé chào đời an toàn, mẹ sinh nở bình an.

Các mẹ phải quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn hằng ngày. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Bột đường, Đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn vừa phải tinh bột, không nên ăn quá nhiều, tăng cường chất đạm, vitamin và khoáng chất.

  1. Phải ăn sáng:

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ đối với người bình thường mà còn quan trọng hơn đối với phụ nữ đang mang thai.Việc ăn sáng đầy đủ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, kiểm soát đường huyết ổn định, giảm cảm giác thèm ăn

  1. Ăn nhiều chất xơ:

Trong quá trình mang thai, người mẹ hay gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, vì vậy viễ bổ sung chất xơ từ rau củ sẽ khiến hệ tiêu hóa và bài tiết của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời cung cấp vitamin cho cả mẹ và bé.

  1. Bổ sung đạm thay cho tinh bột:

Một số bác sĩ khuyên rằng việc ăn nhiều tinh bột chỉ khiến cơ thể mẹ tăng cân nhanh hơn, nhưng thai nhi không hấp thụ nhiều.Thay vào đó, việc ăn nhiều chất protein như thịt, cá, trứng, sữa sẽ giúp cho thai nhị hấp thụ tốt hơn, kiểm soát cân nặng của người mẹ tốt hơn…Mỗi bữa ăn, mẹ chỉ cần ăn một bát cơm, ăn nhiều thức ăn để tăng cường dinh dưỡng

  1. Chia nhỏ bữa ăn

Việc làm này giúp mẹ hạn chế cơn thèm ăn của mình, kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời giúp Insulin có thời gian chuyển hóa hết chất đường bột.

cach phong tranh tieu duong thai ky

  1. Không được bỏ bữa

Nhiều mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kì nên có tâm lý hoang mang lo sợ, vì vậy các mẹ hay bỏ bữa nhịn ăn.Đây là điều hoàn toàn không nên, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi là rất cao, nếu mẹ bỏ bữa thì thai nhi sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.Ngoài ra, người mẹ sẽ bị hạ đường huyết, gây ra tình trạng chóng mặt, té xỉu vô cùng nguy hiểm.

Tham khảo bài viết 5 Điều Đáng Sợ Nhất Nhất Về Nguyên Nhân Của Bệnh Suy Thận

  1. Không sử dụng nước ngọt, nước có gas

Nước ngọt, soda, nước tăng lực… là những thực phẩm hóa học, không hề tốt cho cả người mẹ và bé.Trong các loại nước này chứa nhiều thành phần hóa học, phẩm màu độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.Hơn nữa, nước ngọt có rất nhiều đường, mẹ uống nhiều, ngy cơ mắc bệnh tiểu đường là cực kì cao

  1. Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai, người mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng.Có thể làm các công việc đơn giản như quét nhà, nấu ăn..Việc đi bộ nhiều theo quan niệm của người xưa cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc sinh nở.Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các lớp yoga cho phụ nữ mang thai.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các mẹ có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh và vượt cạn thuận lợi.

Sử dụng máy đo đường huyết loại nào tốt để kiểm soát đề phòng bệnh?