Thời gian gần đây, dấy lên nhiều thông tin về chuyện “Ăn cơm nhiều bị tiểu đường”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thực hư câu chuyện này. 

ăn cơm nhiều có bị tiểu đường

Thực hư chuyện ăn cơm nhiều bị tiểu đường

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh ăn cơm trắng nhiều có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn uống nước ngọt có ga. 

Theo Straits Times, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã thực hiện nhiều cuộc phân tích dữ liệu, cho thấy một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ tiểu đường 11%. 

Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến y tế nhận định rằng béo phì và đồ uống có gas là những nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường ở người Châu Âu. Tuy nhiên, cơm trắng lại là thủ phạm gây nên tiểu đường ở người châu Á. 

Tinh bột trong gạo có thể làm quá tải ở các cơ quan và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, các tuyến tụy sản xuất insulin để góp phần cung cấp đường cho các cơ bắp. Khi ăn cơm trắng, đường hấp thụ nhanh vào máu, tuyến tụy vì thế càng làm việc nhiều hơn. Điều này khiến việc hấp thụ đường và insulin sẽ giảm đi và lượng đường hấp thụ nhiều ở thận sẽ gây bệnh tiểu đường. 

Theo tài liệu nghiên cứu khoa học, gạo trắng có chỉ số đường huyết cao 64. Những người ăn 3 bữa cơm gạo trắng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn người ăn 2 bữa/ngày. 

Vì vậy, bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng và thường xuyên vận động để tiêu hao năng lượng, tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. 

Bạn có thể ăn gì thay cơm trắng?

Những thực phẩm bạn có thể thêm vào thực đơn hằng ngày để thay cơm gạo trắng như sau: 

Gạo lứt

Sở dĩ bạn có thể sử dụng loại gạo này vì chúng vẫn còn giữ thành phần chất xơ hòa tan, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Đồng thời, gạo lứt còn làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết nên giảm tình trạng gia tăng đường huyết đột ngột. 

Gạo lứt thay thế cơm

Yến mạch

Bạn có thể thay cơm trắng bằng bột yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan và dễ dàng biến hóa thành món salad rau củ quả buổi sáng hay nấu với cháo. 

Hạt chia, hạt lanh

Hạt chia, hạt lanh đều là những thực phẩm hữu ích giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt và ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều thành phần chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3… 

Bạn có thể hòa hạt chia, hạt lanh làm thức uống bữa sáng, làm salad rau củ hoặc dùng chung với sữa chua đều khá thơm ngon đấy. 

Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm kháng đường nên không gia tăng lượng đường huyết trong máu. Thậm chí, chúng còn làm giảm lượng đường huyết và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Bên cạnh đó, khoai lang còn cung cấp nhiều protein, vitamin, khoáng chất và giảm cân cho người thừa cân, béo phì. 

Đậu đỗ

Bạn có thể dùng hạt đậu đỗ để thay cơm trắng. Bởi lẽ chúng là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cao và kiểm soát mức đường huyết, cân nặng ổn định hơn. 

Bạn có thể dùng đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ trộn chung với cơm và các thành phần khác. 

Làm thế nào để đường huyết không tăng đột ngột khi ăn cơm trắng?

  • Lựa chọn mức cơm cần ăn: nếu ở nữ, làm việc nhẹ nhàng có thể ăn 1 bát cơm mỗi bữa. Nếu là nam giới, nhu cầu hoạt động có thể cao hơn, bạn có thể ăn 1,5 bát cơm/ bữa. Nếu làm việc nặng nhọc có thể tăng thêm nửa chén cơm. 

  • Sắp xếp thứ tự phù hợp: Để không tăng đường huyết cao khi ăn, bạn nên ăn rau củ quả và nước canh trước rồi hãy sử dụng cơm và món khác. 

  • Nhờ đó, lượng chất xơ từ rau củ quả sẽ hấp thụ đường, giúp bệnh nhân có cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. 

Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc, “Ăn cơm nhiều có bị tiểu đường không?”. Hy vọng chúng hữu ích cho bạn.