Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Người mắc bệnh chỉ có thể ngăn ngừa sự tăng nồng độ đường trong máu và các biến chứng nhờ thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

Trong đó, thuốc điều trị chỉ chiếm 1% công dụng, 99% còn lại phải phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh. Vì vậy, thực đơn dành cho người tiểu đường phải được đặc biệt chú trọng.

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất ? Bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Bệnh tiểu đường nên uống gì là những câu thường gặp nhất ở người bệnh. Dưới đây là một số gợi ý của BNC3in1 về các loại thực phẩm và thực đơn dành cho người tiểu đường.

Tham khảo thêm bài giá máy đo tiểu đường tại nhà tốt nhất

Bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng

Buổi sáng là thời điểm lượng đường trong máu tăng cao, nhưng như vậy không có nghĩa là người bệnh phải nhịn ăn nhịn uống. Ngược lại, việc ăn sáng trong một giờ nhất định giúp kiểm soát đường huyết ổn định trong ngày hơn những người nhịn bữa sáng.

tieu duong len an gi vao buoi sang

Vậy buổi sáng bệnh nhân nên ăn gì để có lợi cho sức khỏe ?

  1. Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ, hơn nữa mỗi bát yến mạch nấu chín chứa 5,5g chất đạm. Yến mạch là loại thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì chứa nhiều chất xơ làm chập hấp thu đường, dễ tiêu hóa và chóng đói. Trong yến mạch chứa nhiều protein nên vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bệnh

Trong bữa sáng với yến mạch có thể kết hợp với trái cây tươi như quả việt quất, quả anh đào, mâm xôi hoặc sữa. Tránh dùng yến mạch cung với đường đen hoặc mật ong vì sẽ làm tăng nồng độ glucose trong máu.

  1. Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất giàu đạm, mỗi quả trứng có thể chứa từ 6g-7g protein, làm cho người bệnh có cảm giác no lâu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ăn trứng thường xuyên giúp đẩy lùi lượng mỡ trong cơ thể và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Trứng cũng là thực phẩm rất dễ chế biến. Có thể luộc hoặc chiên. Tuy nhiên trứng chiên khá nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá nhiều. Thay vào đó, nên dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu vừng…

Bạn có thể thêm chất xơ vào bữa sáng bằng các loại rau quả như rau bina, xà lách, dưa leo, cà chua…

  1. Sữa chua

Sữa chua cũng là một loại thực phẩm phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường mà thích ăn ngọt. Trong sữa chua chứa nhiều protein và các vitamin tốt cho cơ thể. Bạn có thể thêm các loại trái cây để giúp ngon miệng hơn như quả mâm xôi, chuối…

Lưu ý: chỉ nên sử dụng sữa chua không đường

  1. Các loại sữa

Tương tự như sữa chua, sữa và các chế phẩm từ rất giàu protein, giúp người bị tiểu đường, có cảm giác no lâu, đồng thời cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Người bị tiểu đường chỉ nên sử dụng sữa không đường.

  1. Sinh tố

Sinh tố được xay từ những quả mọng nước, thêm hạt chia sẽ là một buổi sáng sảng khoái và bổ dưỡng. Khác với nước ép, sinh tố cũng có vị ngọt tự nhiên từ trái cây nhưng lại no lâu hơn, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình chuyển hóa insulin trong máu

Để tăng thêm thành phần dinh dưỡng của buổi sáng, bạn có thể thêm vào sinh tố một ít rau xà lách, hoặc rau bina để tăng hàm lượng chất xơ

Lưu ý đặc biệt cho người bệnh tiểu đường là không nên thêm bơ, đường hay sữa đặc vào chung, vì lượng đường trong những thực phẩm này rất cao.

Gạo lứt đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh nhân bị tiểu đường được các bác sĩ khuyên nên hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể vì tinh bột đường tiêu hóa rất nhanh và làm gia tăng nồng độ đường huyết.

Tuy nhiên, gạo lứt thì hoàn toàn ngược lại, không những không làm tăng đường máu và ngược lại còn đẩy lùi căn bệnh đái tháo đường.

gao lut chua benh tieu duong

Những công trình nghiên cứu về bệnh tiểu đường cho thấy cơm gạo trắng không có lợi cho người bị tiểu đường. Các bác sĩ khuyên các bệnh nhân đái tháo đường nên thay gạo trắng bằng gạo lứt.

Bảng so sánh thành phần gạo lứt và gạo tẻ

Năng lượng trong gạo lứt nhiều hơn gạo trắng giúp người bệnh no lâu hơn, chất đường bột trong gạo lứt thấp hơn gạo trắng, có lợi cho sức khỏe người tiểu đường. Các thành phần dinh dưỡng của gạo lứt sẽ giúp hạ nồng độ glucose trong máu từ từ.

Cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

  • Gạo lứt có thể để nguyên nấu như gạo trắng
  • Gạo lứt rang lên để nấu cơm hoặc để nấu nước uống. Nếu như nấu cơm bằng gạo lứt rang thì không cần vo gạo, chỉ cần đổ nước vào nấu
  • Một phương pháp chế biến khác giữ nguyên dinh dưỡng là trước khi nấu, bạn ngâm gạo 8 tiếng để gạo mềm và loại bỏ các chất độc hại ở vỏ gạo

cach che bien gao lut cho benh tieu duong

Để nấu cơm gạo lứt ngon và chuẩn nhất là nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 1.5 nước nấu 1 tiếng đồng hồ, cơm sẽ thơm ngon và giữ được nguyên chất dinh dưỡng

Gạo lứt nhiều xơ và cứng hơn gạo thường nên người ăn phải nhai kĩ để tiêu hóa dễ hơn. Nên ăn kết hợp với rau, muối vừng hoặc thịt nạc.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì

Những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất xơ, bên cạnh đó một số loại rau củ quả có những chất hỗ trợ cho việc điều trị tiểu dường rất hiệu quả

benh tieu duong len an rau gi

Dưa chuột: Trong dưa chuột có chất kích thích tiết insulin, có lợi trong việc chuyển hóa glucose trong máu

Bông cải xanh: chứa nhiều chát chống oxy hóa, chất xơ, đặc biệt crom giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Măng tây: giúp ổn định đường huyết, kích thích tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa đường

Khổ qua: khổ qua chứa thành phần charantin, glycosid steroid làm tăng dung nạp glucose, ổn định đường huyết, ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do.

Ngoài những loại rau quả trên, thì tất cả những loại rau khổ dều giúp ổn định đường huyết vì chứa nhiều chat xơ và thành phần dinh dưỡng. Nhưng người bệnh đái tháo đường không nên ăn quả sấy khô vì những quả này chứa nhiều đường.

Tham khảo bài viết Nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện tiểu đường sớm

Tiểu đường nên uống gì

Những loại thức uống sau đây sẽ tốt cho người bị tiểu đường

Nước lọc : không cần phải nghi ngờ về độ an toàn của nước lọc nữa vì đây là thành phần không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể, nó còn giúp bạn giảm cơn thèm nước ngọt hoặc các đồ ăn ngọt

Nước ép trái cây: chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước ép trái cây cũng có chứa đường nhưng lại không có chất xơ nên cần uống có giới hạn. Nên uống nước ép vào buổi sáng và kết hợp với các thực phẩm nhiều chất xơ khác

Trà thảo mộc: trà thảo mộc cũng là cách để thay đổi khẩu vị người bệnh mà ít gây ảnh hưởng đến đường huyết.Trà cam thảo là loại trà thảo mộc được khuyên dùng vì trong cam thảo có chất làm giảm đường trong máu.

benh tieu duong len uong gi

Bên cạnh những loại thức uống trên thì người bệnh tuyệt đối tránh xa những đồ uống sau đây :

Tất cả các loại nước ngọt, nước tăng lực, soda, đồ uống có cồn.Vì trong những loại đồ uống này chưa rất nhiều đường và có hại cho tim mạch.Chỉ cần uống một chút cũng đã có thể đẩy đường huyết lên rất cao