Từ bao đời này, nước dừa được xem là một trong nhưng loại nước được các bà mẹ yêu thích vì mong ước sinh con trắng trẻo, sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu các mẹ mắc tiểu đường trong giai đoạn này thì nước dừa có được sử dụng hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bị tiểu đường thai kỳ, uống nước dừa có tốt không? (Ảnh: Internet)

Bị tiểu đường thai kỳ, uống nước dừa có tốt không? (Ảnh: Internet)

Người bị tiểu đường, uống nước dừa có tốt không?

Nước dừa là một trong những thức uống giải khát thanh nhiệt trong thời tiết nắng nóng, oi bức. Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà nước dừa còn là một thức uống tốt cho tim mạch, bệnh sỏi thận và tiểu đường. Ít ai biết, trong nước dừa có hai dưỡng chất kali và Axit Lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, nên có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, thường gặp phai ở người tiểu đường.

Đặc biệt, trong nước dừa cũng chứa ít chất béo và calo, vì thế, người bị tiểu đường sẽ không cảm thấy lo lắng vì tăng cân. Uống nước dừa có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể nên rất tốt cho bệnh tiểu đường. Khi bệnh nhân tiểu đường  sử dụng nước dừa, một số khoáng chất bên trong đó sẽ giãn nỡ huyết mạch ra, giảm quá trình hình thành các cục máu đông nên giúp máu lưu thông tốt hơn. Chất xơ và axit Amino trong nước dừa còn cản trở cơ thể hấp thu đường, tăng nhạy cảm với insuline.

>>> Mua máy kiểm tra đường huyết đo tại nhà để biết chỉ số đường trong máu

Nếu các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, có nên uống nước dừa hay không?

Trong thời kỳ mang thai, tiểu đường vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi. Với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường, nước dừa có thực sự tốt hay không?

Các chuyên gia dinh dưỡng và nội tiết cho biết, người bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng nước dừa như bữa ăn phụ trong ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên sử dụng nước dừa vào buổi tối hoặc lúc cơ thể đang mệt mỏi. Vì chỉ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn vì tính hàn gây lạnh. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai và người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa.

Không nên uống nước dừa vào ban đêm có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần. (Ảnh: Internet).

Không nên uống nước dừa vào ban đêm có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần. (Ảnh: Internet).

Khi uống nước dừa, các mẹ bầu cần phải lưu ý những đặc điểm sau:

  • 3 tháng đầu mang thai, các mẹ không nên uống nước dừa: Bởi đây là giai đoạn các mẹ bầu phải đối diện với chứng ốm nghén khi mang thai. Nước dừa sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu diễn ra nhiều hơn, đặc biệt, các mẹ bầu không nên sử dụng nước dừa khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng.
  • Các mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước dừa: Mặc dù không lớn, nhưng trong nước dừa vẫn có lượng đường nhất định. Uống quá nhiều nước dừa cũng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa Kali, hoạt động của tim bị rối loạn. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng, nếu bệnh nhân có lượng đường huyết khá cao thì không nên uống nước dừa. Lượng đường tự nhiên dẫu không nhiều nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Những người bị tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa, tương đương khoảng 250ml nước dừa.
  • Không nên ăn cùi dừa: Cùi dừa đặc biệt là cùi dừa non là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, trong cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
  • Bạn nên uống nước dừa nguyên chất: Hiện nay có khá nhiều cửa hàng pha chế và bán nước dừa. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước dừa pha chế, lượng đường tinh luyện quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu của bạn. Vì thế, nếu uống, hãy uống nước dừa nguyên chất nhé.

Để kiểm soát lượng đường huyết, các bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra đường huyết của bản thân mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!