Nếu bạn ngủ ít, thiếu ngủ, thì việc cảm thấy buồn ngủ là bình thường. Tuy nhiên, khi bạn đã ngủ đủ thời gian mà cảm giác buồn ngủ luôn thường trực, không kể ban đêm hay ban ngày, diễn ra trong thời gian dài, thì có thể bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm mà bạn không biết. Hãy cùng tìm hiểu bỗng dưng ngủ nhiều hơn bình thường là hiện tượng gì và có nguy hiểm không nhé!
Bạn có bỗng dưng ngủ nhiều hơn bình thường mà không hiểu nguyên nhân vì sao không? (Ảnh: Internet)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Người bị đái tháo đường cũng thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ. Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.
Bỗng dưng ngủ nhiều hơn có thể là biểu hiện của bệnh đái tháo đường. (Ảnh: Internet)
Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.
Trầm cảm. (Ảnh: Internet)
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.
Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…
Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lý do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.
Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…
Việc bạn liên tục ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày có thể trở thành điều tồi tệ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng ngủ quá nhiều làm suy giảm nhận thức, dẫn đến mất trí nhớ nhiều hơn. Nó cũng có thể dẫn đến viêm trong cơ thể và làm nặng thêm vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường và bệnh tim theo thời gian.
Một nghiên cứu của The Nurses’ Health trên gần 72.000 phụ nữ cho thấy, những phụ nữ ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ khoảng 8 giờ/ngày. Nói tóm lại, mục tiêu của chúng ta là hình thành thói quen có giấc ngủ vừa phải, không quá nhiều hoặc quá ít.
Hãy theo dõi giấc ngủ thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của mình nhé! (Ảnh: Internet)
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được hiện tượng ngủ nhiều hơn bình thường là gì và có nguy hiểm không. Hãy theo dõi giấc ngủ của mình mỗi ngày để có biện pháp xử lý kịp thời nhé!
Đọc thêm Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ.