Thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai có 1 người bị tình trạng tiểu đường thai kỳ gây nê ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về sự nguy hiểm của tiểu đường khi mang thai

 

 

Tiểu Đường Thai Kỳ Là Gì

Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở tất cả các mức độ, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Đây được xem là một tình trạng không có triệu chứng nên khó có thể thấy và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) trong các tế bào của cơ thể, điều này cũng là nguyên nhân tác động đến lượng đường trong máu cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khi đó, lượng đường máu sẽ trở lại một cách bình thường sau khi sinh. Tuy vậy, nếu bạn đã bị bệnh tiểu đường lúc mang thai, có thể sẽ gặp nguy cơ mắc phải tiểu đường loại 2. Cho nên bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi và chăm sóc bản thân mình tốt hơn. Trong một hay hai trường hợp nếu bạn đang mắc phải tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng vẫn muốn có con, hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang bầu. Bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây nguy hại đến thai nhi của bạn.

Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Tiểu Đường Thai Kỳ

•           Béo phì, thừa cân

•           Tiền sử từ gia đình: Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường típ 2

•           Tiền sử sản khoa bất thường: thai nhi bị chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp, sanh non, thai dị tật

•           Độ tuổi càng cao có nguy cơ tăng tiểu đường

•           Hội chứng buồng trứng đa nang

•           Người mẹ mang thai lớn tuổi (hơn 35 tuổi)

Tiểu Đường Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? thì câu trả lời là CÓ

Đái tháo đường thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi trong bụng, đây là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao.

Đối với người mẹ đang bị đái tháo đường có thể gặp các biến chứng như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, hay bị mạch vành. Các biến chứng sản khoa bao gồm đẻ khó, tiền sản giật, chảy máu sau đẻ, tỷ lệ mổ để lấy thai to, sang chấn trong đẻ và tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn cao.

Nguy cơ lâu dài

Có thể mắc tiểu đường loại 2 sau này

Tăng nguy cơ đái tháo đường cho những lần có thai sau

Còn với thai nhi, đái tháo đường sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của bé trong bụng

Giai đoạn 3 tháng đầu: Bệnh đái tháo đường tác động quá trình phát triển của phôi, dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc thai lưu, dị tật bẩm sinh. Các dị tật thường thấy là tổn thương ở hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, thận, tiết niệu, xương

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Tỷ lệ tử vong tăng cao, bởi sau đẻ do hạ canxi hay đường huyết. Thai chết lưu là điều không thể tránh khỏi trong vòng 3-6 tuần cuối của thai kỳ. Lý do sự tăng đường trong máu mạn tính của mẹ đã làm tăng sử dụng glucose của thai nhi, làm tăng toan máu của bé trong bụng chính là yếu tố tác động trực tiếp gây nên chết lưu thai.

Đối với thai nhi

  • Tăng tỷ lệ bệnh suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi bởi ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi đối với thai nhi

  • Tăng trưởng quá mức và thai to

  • Thiểu ối

  • Đa ối cấp mạn tính làm tăng nguy cơ đẻ non

  • Sang chấn thai bởi thai quá to, khó sanh

  • Thai chậm phát triển trong tử cung

Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Nguy Hiểm

Trong lần khám thai đầu tiên

Các phụ nữ mang thai có nhiều tác nhân nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

Đường huyết lúc đói >7,0 mmol/L, HbA1c>6,5%; đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L nếu trong các giá trị đo này thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.

Từ 5,1 đến 7,0 mmol/L là giá trị đo trong lúc đói thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.

Nếu đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24-28 của thai kỳ, cho thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Vào tuần 24-28 của thai kỳ

Các thai phụ có đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose đường.

Thực hiện như sau: đầu tiên những mẹ bầu sẽ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Tiếp tục, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75g trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng máy thử đường huyết BNC3in1

Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì

Chế độ dinh dưỡng dành cho tiểu đường thai kỳ như sau:

Chia nhiều bữa ăn. Tránh ăn thực phẩm ngọt và không dùng nhiều ở một bữa ăn sẽ dễ gây tăng đường huyết sau ăn và hạn đường huyết khi xa bữa ăn.

Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.

Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe tại nhà mỗi ngày với máy đo đường huyết hoặc đến cơ sở y tế để được bac sĩ chỉ dẫn.

Tham khảo thêm Những Cách Phòng Tránh Tiểu Đường Thai Kỳ Bạn Nên Tin Tưởng