Đột quỵ là một trong những triệu chứng khiến bệnh nhân tử vong nhanh nhất. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ não. Tuy nhiên, ít ai biết, sự tăng hay giảm một cách đột ngột của đường huyết cũng là tác nhân gây nên cơn đột quỵ não. 

đường huyết tăng có thể gây đột quỵ. (Ảnh: Internet)

Tiểu đường và đột quỵ có mối liên quan gì với nhau?(Ảnh:Internet).

Tiểu đường và đột quỵ, có liên quan gì với nhau?

Bệnh tiểu đường thường có những biến chứng nguy hiểm đến tim mạch, tổn thương hệ thần kinh, hệ tim mạch, tim, mắt, thận,… Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất có thể cướp đi mạng sống của con người đó là đột quỵ. Đột quỵ ( hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương, do quá trình  di chuyển máu lên não bị gián đoạn dẫn tới việc oxy được cung cấp đủ cho não, dẫn tới việc các tế bào não bị chết.

Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có lượng đường huyết tăng cao, các tế bào nội mạc máu sẽ bị tổn thương và rối loạn các chức năng bên trong. Khi chức năng bị rối loạn, các phân tử mỡ bắt đầu chui qua lớp nội mạc này đi vào bên trong, hình thành lớp xơ vữa gây hẹp lòng mạch. Không những thế, sự tổn thương của lớp niêm mạc mạch máu kết hợp với sự co mạch và kết dính của tiểu cầu tạo nên cục huyết khối bên trong lòng mạch, gây tắc mạch cấp tính, cản trở lượng máu đưa oxy đến não. Nguy hiểm hơn, tình trạng này gây nên cơn đau thắt ngực, không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não cho bệnh nhân.

Hầu như những bệnh nhân tiểu đường thường có lượng cholesterol cao làm lượng xơ vữa tăng cao. Khi những mảng xơ vữa này mở rộng diện tích, chúng tích tụ bên trong lòng mạch, cản trở lượng máu đến các cơ quan bên trong cơ thể, cản trở nguồn cung cấp oxy, dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng tế bào não, gây nên đột quỵ não. Đôi khi, việc các mảng xơ vữa lớn dần cũng khiến cho mạch máu não bị vỡ, dẫn tới đột quỵ não.

Tùy theo chứng bệnh mà biến chứng tai biến mạch máu não (đột quỵ) sẽ khác nhau. Ở bệnh nhân tiểu đường, những biến chứng có thể là:

- Người bị đột quỵ càng kéo dài thời gian chữa trị, lượng tế bào não chết càng nhiều, dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động, tay chân tê cứng, không hoạt động được như người bình thường, thậm chí dẫn đến liệt tay chân.

- Liệt miệng, méo miệng: đột quỵ khiến các cơ mặt bị liệt, gây khó khăn cho việc ăn uống.

- Mất trí nhớ: Hoàn toàn mất đi khả năng nhớ những người quen, bản thân hay sự việc đã từng xảy ra.

- Không thể đi lại, tắm rửa, ăn uống như người bình thường.

Xem ngay: máy đo đường huyết nào tốt để kiểm tra nhanh đường trong máu tại nhà

Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ?

Để giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần phải tuân thủ những điều sau đây:

Bệnh nhân tiểu đường cần có lối sống lành mạnh. (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân tiểu đường cần có lối sống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa đột quỵ. (Ảnh:Internet).

- Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp ở mức ổn định, thường xuyên.

- Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhà để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như: chế độ ăn uống nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, hạn chế những thức ăn giàu chất béo, đồ chiên xào, nóng, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, không uống nước ngọt.

- Rèn luyện các bài tập thể dục, thể thao để nâng cao thể lực cũng như có lối sống lành mạnh cho cơ thể.

- Bệnh nhân tiểu đường cũng nên thường xuyên sử dụng các loại thảo mộc giúp kiểm soát đường huyết như tỏi đen, rau thìa canh…

Nếu bạn phát hiện bản thân có dấu hiệu đột quy như: hoa mắt chóng mặt, tay chân cứng đơ, không di chuyển được, mặt bị méo lại hay không thể nói thành tiếng như bình thường, hãy liên hệ ngay cho người thân. Những bệnh nhân tiểu đường hãy lưu ý những việc cần làm trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe và an vui.