Câu Hỏi Bạn: Lê Ngọc Giàu

Trong nhóm mình có ai tiểu đường mà bị tê đầu ngón tay ko ạ? Em bị tê 3 đầu ngón tay phải cũng nửa tháng rồi  mà ko thấy giảm bớt.
Có phải là mình bị biến chứng wa dây thần kinh rồi không nhỉ?

Trả Lời: 

Bệnh Tiểu Đường Có Bị Tê Đầu Ngón Tay Không 

Tê bì chân tay là biểu hiện sớm nhất của biến chứng thần kinh ở người đái tháo đường do tình trạng đường máu cao kéo dài gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khoảng 60% – 70% người bệnh tiểu đường gặp phải và mang theo nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi.

 

khac phuc benh tieu duong

 

Tê bì tay chân biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh ở người đái tháo đường

Triệu chứng tê bì chân tay xuất phát từ những tổn thương của hệ thống thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm quá trình oxy hóa ở trong cơ thể bạn diễn ra mạnh mẽ.

Bạn có thể xem thêm bài mua máy đo đường huyết ở đâu tphcm

Quá trình này làm gia tăng các gốc tự do, làm tổn thương tới hệ thống mạch máu và các dây thần kinh trong toàn cơ thể. Các sợi thần kinh bị tổn thương và nuôi dưỡng kém là nguyên nhân dẫn đến bệnh l‎ý thần kinh do đái tháo đường.

Biểu hiện tê bì thường bắt đầu ở nơi xa tim nhất là các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó là cả bàn tay và bàn chân của bạn. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như ngứa ran, bỏng rát, đau đớn như có kim châm hoặc bị chuột rút, đôi khi có cảm giác như kiến bò ở tay…

Những lúc co mạch thì chân tay hơi tím lại. Người bệnh nhân bì ra thì không có cảm giác đau hay nóng lạnh, giả dụ như sờ vào hạt gạo, hạt sạn trên bàn thì không nhận biết được.

Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Các triệu chứng đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú khiến bạn khó chịu và mất ngủ.

 

Bệnh Tiểu Đường Có Bị Tê Đầu Ngón Tay Không 

 

Câu Hỏi Bạn: Hương Dư

Cả nhà có ai sau khi bị tiểu đường thì bị viêm nang lông ko ạ? Mình có tìm hiểu hiểu và đc biết người tiểu đường dễ bị do sức đề kháng và miễn dịch kém.

Mình năm nay 30t từ bé đên giờ rất ít khi bi mụn mà năm nay mặt lúc nào cũng bị mụn rồi còn bị viêm nang lông. Có ái biết cách nào chữa ko ạ. Chứ mình đang mất tự tin lắm.

Trả Lời

Bệnh Tiểu Đường Có Viêm Nang Lông Bị Mụn Hay Không

Khi có những triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đặc biệt thận trọng với bệnh tiểu đường. Biết bệnh càng sớm thì khả năng khống chế bệnh càng cao.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Thật ngạc nhiên khi da chính là chỉ điểm đầu tiên rằng một người đang bị ĐTĐ.

Tuy nhiên, tin tốt là hầu hết các triệu chứng này đều có thể được kiểm soát nếu bạn lưu ý kịp thời. Do đó, hãy hết sức thận trọng nếu để ý trên da có những dấu hiệu sau:

1. Nhiễm trùng

Người bị ĐTĐ rất dễ bị nhiễm trùng, biểu hiện là:

- Nhọt

- Chắp (tình trạng viêm thường xảy ra ở các tuyến của mi mắt)

- Viêm nhiễm móng (tay, chân)

- Viêm nang lông

- Nhọt độc (nhiễm khuẩn sâu ở các mô dưới da)

Các mô bị viêm thường sưng, nóng, đỏ và đau. Tác nhân chính gây ra tình trạng này chính là tụ cầu (Staphylococcus). Điều đáng mừng là nhờ vào các loại kháng sinh mà hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng là rất hiếm.

Lời khuyên trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh tiểu đường kèm theo nhiễm khuẩn là hãy gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

2. Nhiễm nấm

Candida albicans là thủ phạm chính gây bệnh nấm ở bệnh nhân ĐTĐ với biểu hiện là các vết mẩn đỏ, ngứa bao quanh bởi vảy và các nốt phồng rộp li ti. Tình trạng này thường xảy ra ở các nếp lằn da ẩm ướt như kẽ tay, kẽ chân, khóe miệng, bao quy đầu (nam giới), háng và nách…

3. Ngứa da

Bệnh nhân ĐTĐ có thể bị ngứa do da khô, nhiễm nấm hoặc do máu kém lưu thông. Trong đó, vùng dưới của chân thường chịu ảnh hường nhiều nhất. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên hạn chế tắm rửa thường xuyên,

đặc biệt trong thời tiết khô hoặc thay vào đó, bạn nên sử dụng loại xà bông tắm dịu nhẹ đồng thời dưỡng ẩm da ngay sau khi vừa tắm xong.

4. Bệnh teo da đái tháo đường

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu nuôi đưỡng da bị tổn thương. Vùng phía trước chân thường xuất hiện các đốm nâu sáng có vảy và hay bị nhầm lẫn với đồi mồi ở người già.

Những vết này không đau, rát hay hở miệng. Bệnh teo da do ĐTĐ là vô hại và không nhất thiết phải điều trị nếu người bệnh không quá quan tâm tới vẻ bề ngoài của mình.

5. Bệnh gai đen

Biểu hiện là các mảng da dày lên và tối màu ở các vùng như nách, háng hay cổ. Một số vị trí khác như đầu gối, khuỷu tay hay bàn tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ bị béo phì hoặc thừa cân.

Giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này là giảm lượng cân thừa. Bên cạnh đó, một số loại kem bôi da đặc hiệu cũng có thể giúp làm sáng các vùng da bị ảnh hưởng.

6. Hoại tử mỡ do tiểu đường

Đây cũng là một tình trạng nữa của da do một số biến đổi của các mạch máu với biểu hiện tương tự như bệnh teo da. Các đốm xuất hiện tuy ít hơn nhưng sâu và lớn hơn. Đầu tiên, trên da xuất hiện các nốt đục mờ hơi đỏ. Sau một thời gian, chúng trông như những vết sẹo nhỏ với viền màu đỏ tím.

Bệnh nhân có thể quan sát các mạch máu dưới da một cách dễ dàng. Hoại tử mỡ do tiểu đường có thể gây đau và ngứa. Việc điều trị là không cần thiết nếu các nốt này không bị nứt ra. Trong trường hợp vết thương trở nên ngứa và hở miệng, hãy gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

7. Da phồng rộp do đái tháo đường

Dấu hiệu này thường xuất hiện ở mặt lưng ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân hay cẳng tay, cẳng chân như các vết rộp do bị bỏng. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng này là những người bị tổn thương thần kinh do đái đường.

Các vết thường lớn, không đau và không không đi kèm với mẩn đỏ xung quanh. Chúng thường tự biến mất sau 3 tuần mà không để lại sẹo. Phương pháp điều trị duy nhất đó là giữ mức đường huyết trong vùng kiểm soát.

8. Chứng xơ cứng ngón tay

Biểu hiện là các nốt sần như sáp, dày ở mặt lưng ngón tay, ngón chân và trán. Khớp ngón tay bị ảnh hưởng làm ngón tay trở nên kém linh hoạt. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1/3 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường . Kiểm soát đường huyết là giải pháp duy nhất trong tường hợp này.

 

Cách Khắc Phục Sút Cân Khi Bị Bệnh Tiểu Đường

 

Câu Hỏi Bạn: Hương Dư

Chào cả nhà năm nay em 30t mà phát hiện tiểu đường đc 1 tháng nay.. trước khi đi khám em có ăn 1 bánh mì trứng vs 2 cốc nước đậu thì lên 13.64

Sáng hôm sau e đi khám lại sau 1 đêm đi làm về thì của e còn 6.87.. em có uống thuốc bệnh viện cấp vì khám theo bảo hiểm..đợt này e thấy mình vẫn đang sút cân.. 2.3 tháng trở lại đây e sút khoảng 2 cân. E xin hỏi cả nhà là bệnh e như vậy đã nặng chưa và e cần phải làm sao để ko sút cân nữa ạ.. rất mong đc sự chỉ giáo của cả nhà ạ.

Trả Lời

Cách Khắc Phục Sút Cân Khi Bị Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường sút cân là biểu hiện thấy rõ nhất ở người bệnh tiểu đường, lúc này bệnh nhân sút cân nhiều và nhanh mặc dù bệnh nhân hay đói, thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên sút cân cũng là biểu hiện khi bệnh biến chứng, vì vậy bệnh nhân cần lưu ý và đi khám ngay khi có hiện tượng sút cân bất thường, tránh biến chứng nặng hơn.

Nguyên nhân của tiểu đường sút cân Triệu chứng này ở bệnh nhân tiểu đường được giải thích là do bệnh nhân tiểu đường không thể sản sinh đủ insulin để tiêu hóa đường từ thức ăn đã đưa vào cơ thể để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó của cơ thể.

Lúc này do lượng calo đã mất của cơ thể bị lấy đi trong quá trình hoạt động của cơ thể nhưng không được bù vào trong khi ăn làm cơ thể có hiện tượng đói dữ dội, ăn nhiều nhưng cân nặng của cơ thể vẫn bị mất đi. Như vậy, lượng calo đã mất không được bù lại nhờ thực phẩm trong khi ăn là nguyên nhân của tiểu đường sút cân.

Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường sút cân

Khám định kỳ để được điều chỉnh thuốc theo diễn biến của bệnh để ổn định đường huyết, khi có hiện tượng bất thường nên đi khám ngay để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Vì bệnh nhân tiểu đường khó khăn trong chuyển hóa đường vì vậy để kiểm soát đường huyết cũng như cung cấp dinh dưỡng thường xuyên cho cơ thể, bệnh nhân tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày với ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ (bữa chính ăn ít cơm, nhiều chất xơ, bữa phụ có thể là sữa, trái cây, bánh…), việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày rất hiệu quả trong tránh biến chứng tiểu đường sút cân.

Nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau trong ngày, thay thế các loại thực phẩm nhiều đường bằng thực phẩm ít đường như gạo lức, các loại đậu, đỗ rau xanh, nên ăn thịt nạc thay vì thịt mỡ… 

Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây tăng đường huyết đột ngột như kẹo, nước ngọt, trái cây có lượng đường cao, các loại thực phẩm nhiều mỡ… 

Thường xuyên duy trì hoạt động tập luyện nhẹ nhàng, giúp ổn định sức khỏe, hệ tuần hoàn, tâm lý ổn định, tránh tâm lý tiêu cực…

Trên đây là những lưu ý trong việc sinh hoạt giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát cân nặng của mình, tránh biến chứng tiểu đường sút cân. Một lưu ý cũng rất quan trọng đó là bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương hệ thống miễn dịch vì vậy cần chú ý bảo vệ mình khỏi những tổn thương, tránh dùng những vật sắc nhọn… khi bị thương nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, lau khô và xịt băng vết thương dạng xịt Nacurgo.

 

Bệnh Tiểu Đường Lâu Năm Có Bị Teo Chân Hay Không

 

Câu Hỏi Bạn: Huong Giang

Mọi người ơi cho mình hỏi, mẹ mình bị tiểu đường 6 năm rồi, vẫn uống thuốc và chích isulin theo hướng dẫn nhưng chân càng ngày càng nhỏ, như bị teo lại á... như vậy có phải biến chứng ko? Đi khám hỏi bác sĩ thì cứ nói uống thuốc theo hướng dẫn

Trả Lời

Bệnh Tiểu Đường Lâu Năm Có Bị Teo Chân Hay Không

Hội chứng Dupuytren: Các gân gấp ở lòng bàn chân cũng dày lên do tình trạng xơ hóa, co rút (bệnh Dupuytren) khiến bàn châny và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim, thường gặp ở 1 số ngón có khi lan rộng sang ngón khác.

Nguyên nhân là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo, xảy ra trên người bị đái tháo đường có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ, các tổn thương ở gân trở thành sẹo xơ và làm cho gân rút lại dần. Hội chứng này thường gặp ở 25% bệnh nhân tiêu đường đây cũng có thể là nguyên nhân gây teo chân.

 

Bị Tiểu Đường Thai Kì Có Kiêng Gì Không

 

Câu Hỏi Bạn: Still Be 

Chào mọi người. Có mẹ nào bị tiểu đường thai kì sau khi sinh cho mình hỏi chút ạ.
Mình sinh bé đầu cách đây 3 năm, sinh xong mình đi kiểm tra lại tiểu đường, cũng ko nhớ làm dung nạp đường huyết thế nào nhưng kết quả vẫn hơi cao, tuy nhiên hba1c và đường máu trước ăn vẫn trong chuẩn (5,5). Bác sĩ bảo vẫn cần phải kiêng. 

Mình bầu bé thứ 2 cũng bị tđtk, bé được 8 tháng sáng nay mình đến bv bạch mai khám sức khoẻ tổng quát ( khoa ung bướu) bác sĩ cho kiểm tra đường huyết. Kết quả hba1c và đường máu trước ăn không bị cao ( 5,5) .

Bác sĩ bảo không phải kiêng gì cả . Nhưng mình vẫn thắc mắc không biết giờ mình sinh xong có cần làm dung nạp đường huyết nữa không và mình có cần kiêng nữa không ( mình rất gầy nên muốn ăn thả phanh để tăng cân) vì mình chắc chắn nếu làm dung nạp thì kết quả vẫn sẽ cao ( vì ở nhà mình tự thử đường máu sau ăn 1h có lúc lên tận hơn 10 phẩy nếu ăn quá no, sau 2h thì luôn dưới ngưỡng) 
Có mẹ nào am hiểu tư vấn cho m với.

Trả Lời

Bị Tiểu Đường Thai Kì Có Kiêng Gì Không

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc

Nhắc đến tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng “ớn”. Không chỉ bởi bầu mà phải ăn kiêng khem chọn lọc mà quan trọng hơn là thèm đủ thứ, mê món ngon nhưng vẫn phải “nhịn miệng.

Đường glucose là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Hormone insuline có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong cơ thể và biến nó thành năng lượng để duy trì hoạt động. Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng insulin cơ thể sản xuất không đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng về tiểu đường thai kỳ. 90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục và tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn.

Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…

 

Máy Đo Đường Huyết Loại Nào Tốt

 

Câu Hỏi Bạn: Still Be 

Chào cả nhà, mọi người ơi cho em hỏi, ba em mới phát hiện bệnh tiểu đường có nên mua máy đo đường huyết ko ạ và cho e hỏi mua loai nào tốt ạ, e cám ơn cả nhà

Trả Lời 

Máy Đo Đường Huyết Loại Nào Tốt

Đái tháo đường hay tiểu đường là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, mù mắt, suy thận, liệt dương…

Vì thế máy đo đường huyết được xem là một thiết bị y tế tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong cơ thể luôn ở mức cân bằng là điều cần thiết, nhưng chọn mua máy đo đường huyết loại nào tốt, giá cả phải chăng đang là vấn đề cực kỳ khó khăn.Tuy nhiên chỉ cần sau khi bạn đọc xong bài viết này mọi vấn đề trên sẽ được giải đáp.

Máy đo đường huyết Omron

Ưu Điểm

Omron là một thương hiệu không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam trong mảng thiết bị y tế, đây là một thương hiệu rất nổi tiếng của Nhật Bản được ra đời vào năm 1933.

Được xem là một hãng điện tử hàng đầu trên thế giới với quy mô lớn lến đến 25.000 nhân viên, và doanh thu mỗi năm lên đến 5 tỷ USD, các sản phẩm của hãng rất đa dạng từ các thiết bị đồ điện gia dụng, đến thiết bị điều khiển hay thiết bị y tế luôn được đánh giá cao nhờ chất lượng tốt và sự tỉ mỉ trong từng sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm máy đo huyết áp của hãng được rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới đánh giá cao.

Nhược Điểm

Nhưng riêng với máy đo đường huyết Omron Hgm-112 thì chúng tôi lại không đánh giá cao lắm, với độ chính xác và công nghệ chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên cũng giống như máy đo đường huyết Acon On Call Plus thì máy đo đường huyết Omron Hgm-112 có mức giá khá rẻ chỉ dao động trên dưới 1 triệu cùng với thời gian bảo hành lên đến 5 năm.

Máy đo đường huyết BeneCheck

Ưu Điểm

Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus có thể đo lượng mỡ cơ thể (cholesterol), lượng đường và axit uric toàn phần trong máu với 3 loại que thử khác nhau dựa trên công nghệ cảm biến sinh học điện hóa tiên tiến và duy nhất trên thế giới. Bencheck Plus cho kết quả chính xác trong vài giây, kết quả hiển thị rõ trên màn hình LCD giúp người dùng nhìn dễ dàng.

Máy đo đường huyết Benecheck Plus có thiết kế rất gọn nhẹ và cách sử dụng đơn giản, mang đến sự tiện lợi và dễ dàng cho việc sử dụng ở nhà, khi đi du lịch hoặc công tác xa.  Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và không gây đau, cho phép người dùng kiểm tra sức khỏe tại nhà. Máy tự động lưu trữ với bộ nhớ 360 bao gồm cả glucose trong máu, cholesterol và acid uric toàn phần.

Nhược Điểm

Máy sử dụng pin không dùng điện, thiết kế màu máy không được đẹp

 

triệu chung benh tieu duong

 

Câu Hỏi Bạn: Dương Đào

Mọi người tư vấn giúp em với ạ!

Em năm nay 29 tuổi, mới phát hiện tiểu đường type 2 được hơn 1 tháng, khi phát hiện, chỉ số đường huyết khi đói của e là 17, hba1c là 11,02, sau đó e nhập viện điều trị ở bệnh viện Bạch Mai được 1 tuần thì ra viện, ra viện bác sĩ kê đơn cho e dùng insulin tác dụng nhanh, tiêm 3 lần/ngày trước ăn và 1 loại insulin tiêm 21h hàng ngày,

trong quá trình 1 tháng đó em ăn uống kiêng khem, tập thể dục, hạn chế rượu bia, em có thử đường huyết trước và sau ăn chỉ số tương đối tốt, trước ăn tầm < 6,5 và sau ăn tuỳ hôm nhưng cũng k cao, e có ghi chép lại bảng theo dõi đường huyết.

Sau 1 tháng em đi khám lại, bác sĩ nói theo bảng này thì đường huyết của em khá tốt, bác sĩ thử cố giảm số lần tiêm và thay đổi loại insulin xem được k, vậy là bác sĩ kê cho e loại insulin trộn sẵn, tiêm vào buổi sáng và buổi tối.

2 ngày hôm nay em dùng theo thuốc mới, em có đo lại đường huyết thì thấy k ổn lắm, đường huyết khi đói của em lúc đói vẫn ở khoảng gần 7mmol/l nhưng mà sau ăn tăng rất nhiều ạ! Trưa nay 11h30 em đo là 4,8 nhưng 1h30 đo lên tới 10,3, hôm qua 11h30 là 7,3 nhưng sau ăn là 12,1, hơn nữa tốc độ giảm rất chậm ạ, đến gần 4h chiều e đo vẫn ở mức gần 10, e hoang mang quá ạ!

Em nhờ mọi người tư vấn giúp em, là em có nên dùng tiếp hay là đi khám lại luôn ạ? (Bác sĩ dặn e khám lại sau 1 tháng)
Thứ 2 là qua mạng em tìm hiểu, thì dùng insulin tác dụng nhanh là phác đồ cuối cùng nếu sử dụng thuốc uống k hiệu quả, của em dùng insulin tác dụng nhanh ngay từ ban đầu thì đường huyết giảm, thay insulin khác k tốt lắm thì có cơ hội uống thuốc được k ạ? Thực sự là ngày tiêm 4 mũi rất là bất tiện đối với em
Em mong nhận được sự chia sẻ từ mọi người ạ

Trả Lời

Có nhiều thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ, trong đó có insulin. Insulin là một protein gồm 51 acid amin, có hai chuỗi polypeptid A và B. Đây là một hormon có tác dụng làm giảm đường máu do tế bào b của tụy tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày.

Ngoài ra, insulin còn được tiết theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là tăng đường máu sau các bữa ăn. Insulin bị phá huỷ ở đường tiêu hoá, do vậy phải dùng theo đường tiêm.

Thông thường insulin được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc insulin (ĐTĐ týp 1 - hay gặp ở người trẻ). Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định cũng được chỉ định sử dụng trong điều trị ĐTĐ không phụ thuộc insulin (ĐTĐ týp 2 - hay gặp ở người già). Do đó trong ĐTĐ týp 2, insulin được chỉ định khi:

- Có thể ceton niệu.

- Đường huyết tăng khó kiểm soát bằng chế độ ăn, thuốc uống.

- ĐTĐ týp 2 nhưng thể trạng không béo.

- Không kiểm soát được sự giảm cân và tăng đường huyết.

- Thất bại trong điều trị với sulfonylurea.

- Rối loạn mỡ máu, đặc biệt tăng triglycerid không đáp ứng với chế độ ăn và thuốc hạ mỡ máu.

- Bệnh lý cấp tính kèm theo, biến chứng cấp tính, phẫu thuật.

- Suy gan thận, bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ nặng (mắt, tim, thận, não, tắc mạch chi...).

Tác dụng không mong muốn khi dùng insulin

Hạ đường huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin xong nhưng ăn muộn gây vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê.

Dị ứng: Có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp.

Phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn insulin, liều lượng insulin, phối hợp với loại thuốc hạ đường huyết nào phải tuỳ thuộc từng bệnh nhân cụ thể, không có công thức chung cho tất cả các bệnh nhân. Do vậy, bạn nên yên tâm và tuân thủ triệt để phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra.

 

Tiểu Đường Biến Chứng Sang Sơ Gan

 

Câu Hỏi Bạn: Hiên Pham

Cho e hỏi tiểu đang biến chứng sang xơ gan thì có khả năng sống trong bao lâu và có đc ăn hải sản không ạ

Tham Khảo bài viết Hướng Dẫn Cách Kiểm Soát Đường Huyết Tại Nhà Của Bệnh Nhân Tiểu Đường

Trả Lời

Tiểu Đường Biến Chứng Sang Sơ Gan

Khá nhiều bệnh nhân chưa hề bị đái tháo đường (ĐTĐ), nhưng ngay khi và sau khi mắc những bệnh lý mạn tính ở gan (xơ gan, viêm gan mạn) thì được phát hiện tăng đường huyết. 

Tăng đường huyết do đâu?

Nếu không tìm thấy những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ và tăng đường huyết mới xuất hiện thì có thể nghĩ đó là ĐTĐ do gan. Hiện nay y học chưa có xét nghiệm có tính quyết định để phân biệt ĐTĐ type 2 với ĐTĐ do gan.

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới không công nhận ĐTĐ do gan là một dạng đặc biệt của ĐTĐ. Tuy nhiên, trong trường hợp này điều quan trọng là phải điều chỉnh đường huyết.

Hạ đường huyết bằng cách nào?

Việc điều hòa đường huyết trên người ĐTĐ xơ gan được xem xét trên từng người bệnh cụ thể. Chế độ ăn và tập luyện vẫn được xem là một liệu pháp an toàn áp dụng đầu tiên cho những người bị tăng đường huyết.

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân xơ gan ăn uống kém có thể bị suy dinh dưỡng, dẫn đến đạm máu thấp gây khó khăn cho điều trị và ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh xơ gan. Thuốc hạ đường huyết uống đều có thể ảnh hưởng (nhẹ) đến gan. Đối với người bệnh xơ gan, mà chức năng gan đã suy giảm, chỉ cần một tác động nhẹ có hại cho gan cũng có thể trở thành nguy hiểm.

Ngược lại rối loạn chức năng gan thường dẫn đến đáp ứng quá mức đối với liều điều trị thông thường, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ đối với những thuốc chuyển hóa qua gan (sulfonylurea, metformin, repaglinide, thiazolidinedions).

Do đó với người xơ gan, bác sĩ thường dùng insulin để ổn định đường huyết - khi ấy nguy cơ hạ đường huyết phải luôn được lưu ý; vì bệnh nhân xơ gan luôn bị giảm dự trữ đường và đáp ứng kém với glucagon - một hormon làm tăng đường huyết (được phóng thích khi bị hạ đường huyết).

Người xơ gan có đái tháo đường thời gian sống trung bình ngắn hơn bệnh nhân xơ gan không đái tháo đường. Song họ chết chủ yếu vì những biến chứng của bệnh xơ gan như xuất huyết tiêu hóa hơn là chết do biến chứng của đái tháo đường.

Sự xuất hiện của tăng đường huyết làm mức độ suy gan nặng thêm, nguy cơ nhiễm trùng (nguyên nhân tử vong thường gặp trên người xơ gan) gia tăng. Những bệnh nhân đang chờ đợi ghép gan và người còn hy vọng sống nhiều năm sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng nếu bệnh đái tháo đường được điều trị tốt.

Tìm hiểu thêm sản phẩm máy kiểm tra đường huyết có tốt không?