Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng đa số những người bị tiểu đường thường gặp tình trạng này. Một số người nghĩ rằng hạ đường huyết xảy ra khi đói. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Nếu bị hạ đường huyết, tôi nên làm gì?(Ảnh:Internet)
Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu (cụ thể là đường glucose) dưới mức độ bình thường của con người. Trong cơ thể của chúng ta, đường glucose sẽ được đi khắp cơ thể, có vai trò nuôi dưỡng các tổ chức đảm bảo cho sự sống của mỗi người. Đây là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho hệ thần kinh và bộ não. Vì thế, lượng đường huyết giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Khi nồng độ Glucose máu <2,8mmo/l (50mg/dl) là đang ở tình trạng hạ đường huyết nặng, còn khi Glucose máu <3,9 mmo/l (70mg/dl) đã gọi là hạ đường huyết.
Mua ngay: máy kiểm tra đường huyết để biết đường trong máu hạ hay tăng
Hạ đường huyết do thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gây ra tình trạng hạ đường huyết.
Do tiêm insulin: Là một trong những tai biến ở bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, dẫn đến việc sử dụng lượng insuline quá mức làm lượng hạ đường huyết đột ngột.
Do ảnh hưởng của một số căn bệnh: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể như rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tuyến thượng thận…
Uống quá nhiều rượu bia – chế độ ăn uống kiêng khem không hợp lý.
Uống quá nhiều rượu bia – chế độ ăn uống kiêng khem không hợp lý. (Ảnh:Internet).
Hạ đường huyết sau bữa ăn: Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin.
Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được. (Ảnh:Internet).
Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được.
Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt và lo âu xuất hiện.
Cảm giác tay chân bỗng nặng nề, yếu ớt hơn.
Da mặt tay chân trở nên tái xanh, nhợt nhạt.
Một số cơ quan trong cơ thể tuôn mồ hôi nhiều như lòng bàn tay, trán, nách.
Hồi hộp trống ngực, lo ấu, hốt hoảng, mất bình tĩnh.
Có hiện tượng tăng tuyến nước bọt.
Cảm giác ớn lạnh trong người xuất hiện.
Run tay.
Nếu cảm thấy tim đập nhanh, nặng ngực, đau thắt ngực, có thể đây là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Có thể có cảm giác đói cồn cào, cảm giác nóng rát vùng dạ dày, cơn đo thắt dạ dày, đau vùng thượng vị và buồn nôn.
Tình trạng nặng có thể gây ra co giật toàn thân hoặc co giật kiểu thần kinh khu trú.
Dấu hiệu của thần kinh khu trú: liệt ½ người, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác, vận động, nhìn mờ, nhìn đôi hoa mắt.
Có thể có biểu hiện kích động, nói cười ảo giác vô cớ.
Có thể là biểu hiện của hạ đường huyết, có thể xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng ít gặp.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết, bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức các loại thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin.
Nếu trường hợp người đó vẫn còn tỉnh táo, hãy chuẩn bị một ly nước đường hoặc bổ sung các loại nước đường. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng: viên glucose, viên đường, vài viên kẹo và một ly nước ép trái cây. Nếu không đỡ cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Tình trạng hạ đường huyêt là một trong những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của con người, nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, hãy nhanh chóng cập nhật các kiến thức về hạ đường huyết để có phương pháp điều trị kịp thời nhé. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn.