Mì tôm là một trong món ăn ưa thích của nhiều người nhiều lứa tuổi, và cũng rất nhiều người chọn đây là món ăn tiện dụng thay thế cho những bữa chính bận rộn. Vậy, người mắc bệnh tiểu đường có được ăn món mì tôm tiện dụng này hay không? Cùng sieuthiyte tìm hiểu rõ hơn về mì tôm thông qua bài viết dưới đây để đưa ra câu trả lời cho mình nha.

benh-tieu-duong1

Tiểu đường có được ăn món mì tôm không?

Hàm lượng chất béo trong mì tôm cao

Đa số các các loại mì tôm đang bán trên thị trường hiện nay đều chế biến bằng cách chiên qua dầu trước khi đóng gói. Từ đây, chất béo sẽ tăng lên rất nhiều và không có lợi cho sức khỏe. Chất béo trans này khi đi vào cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol tốt mất đi và cholesterol gây hại phát sinh.

Lượng cholesterol xấu này gây tích tụ dần ở thành mạch có hại đến sức khỏe con người, nhất là bệnh nhân tiểu đường. 

Thành phần chủ yếu là tinh bột

Ngoài chất béo ra thì mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột. Nếu bạn chọn ăn một tô mì tôm mà không có thêm nguồn dinh dưỡng nào khác nữa thì lại cộng thêm nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất.

Người ăn nhiều mình trở nên mệt mỏi, chóng mặt, hơn nữa là bị béo phì và gặp vấn đề xấu với sức khỏe.

benh-tieu-duong3

Mì tôm có năng lượng thấp

Mì tôm được chế biến và chiên ở nhiệt độ cao sẽ không còn tồn tại của vitamin và các chất dinh dưỡng hầu như không có. Ăn mì chỉ có cảm giác no bụng. 

Đường huyết tăng đột ngột khi chất béo và tinh bột được cung cấp hàm lượng cao nhưng không được bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thời gian dài.

Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn mì thế nào?

Quay về câu hỏi mà đề bài đã đặt ra, tiểu đường có ăn được mì tôm không? Cùng với những phân tích thì có thể thấy rằng mì tôm là món ăn hoàn toàn không hề có lợi với sức khỏe. Đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng đột ngột là trường hợp luôn phải được bệnh chú ý nhất. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.

Nếu bạn là người có sở thích ăn mì, cũng có thể lưu ý chọn những loại mì có đặc điểm sau để giảm tác hại:

+ Chọn loại thương hiệu mì tôm không chiên, các loại mì được làm từ trứng, khoai tây để cung cấp được thêm dinh dưỡng.

+ Tối đa chỉ nên ăn 2 gói mì/tuần và chia nhỏ phần ăn ra (⅓ chén cho 1 lần ăn) để tránh làm tăng đường huyết đột ngột

+ Nên trụng nước sôi trước khi ăn mì để loại bỏ các chất béo gây hại.

+ Tránh dùng các gói gia vị đi kèm của gói mì tôm, nhất là gói dầu ăn.

+ Giảm lương mì xuống, kết hợp thêm rau xanh hoặc 1 ít thịt cá để bữa ăn có dưỡng chất.

benh-tieu-duong5

Tóm lại, người tiểu đường nhẹ có thể ăn mì tôm nhưng nên loại chúng ra khỏi danh sách thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, nên thường xuyên thăm khám sức khỏe và theo dõi đường huyết tại nhà để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý nhất.

Ngoài ra, bạn cần tìm mua máy đo đường huyết tại nhà, có thể gửi yêu cầu đến hotline 0985 9999 29 của sieuthiyte để được tư vấn chọn mua sản phẩm.