Uống một ly nước mía vào ngày hè cảm giác thật sảng khoái. Thế nhưng, nước mía chứa nhiều đường. Vậy bệnh nhân tiểu đường có uống nước mía được không? Tham khảo ngay bài viết bên dưới để tìm lời giải đáp. 

Người tiểu đường có uống nước mía được không

Người tiểu đường có uống nước mía được không. (Ảnh: Internet).

Người tiểu đường có uống nước mía được không?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nước mía được xếp vào danh sách thức uống hạn chế của người tiểu đường. 

Nước mía là thức uống chưa tinh chế. Trong nước mía có chứa nhiều đường và carbs. Cứ 240ml nước mía, sẽ có: 183gam calo, 50 gam đường và 0-13 gam chất xơ. 50gam đường, tương đương với 12 muỗng cà phê. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên dùng lượng đường nam giới nên dùng là 9 muỗng cà phê và nữ giới là 6 muỗng cà phê. 

Mặc dù nước mía là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI), tuy nhiên loại thức uống này lại làm gia tăng lượng đường huyết cao (GL). Thay vì sử dụng nước mía, bạn nên lựa chọn cà phê không đường, trà hoặc nước trái cây. Chúng có vị ngọt nhẹ mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Một số thức uống dành cho người tiểu đường

Nước ép rau củ

Đây là loại thức uống giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường type 2. 

Nguyên liệu sử dụng: 2 cọng cần tây, 2 củ cà rốt, 1 quả táo xanh và 3 cọng rau bina. 

Chế biến: 

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.

  • Gọt vỏ cà rốt và táo cho vào máy ép để lấy nước. 

  • Sau đó thêm các thành phần còn lại vào hỗn hợp và xay đều. 

Trà lá xoài

Theo nhiều tài liệu y khoa, lá xoài có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bởi lẽ bên trong lá xoài có chứa khoáng chất, chất chống oxy hóa, góp phần cải thiện khả năng hấp thụ insulin, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường hiệu quả. 

Bạn có thể uống trà lá xoài trước khi ăn mỗi sáng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên. 

Cách chế biến: 

  • Chuẩn bị 3,4 lá xoài

  • Rửa sạch lá xoài

  • Đun lá xoài với nước trong 15 phút cho sôi rồi tắt bếp, để qua đêm. 

  • Sáng hôm sau, đun nóng hỗn hợp này rồi bỏ lá để thưởng thức. 

Nước ép bưởi

Đây là loại nước làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh đái tháo đường hiệu quả. 

Bạn lấy một quả bưởi xé thành đôi, rồi dùng một nửa ép lấy nước. Sau đó, bạn cho chúng vào tủ lạnh ở ngăn mát rồi thưởng thức. 

Đậu bắp và nước gừng

Ít ai biết, đậu bắp có chứa nhiều vitamin và chất xơ, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Trong khi đó, gừng lại chứa polyphenol, làm giảm lượng đường huyết trong máu cho bạn. Bạn có thể sử dụng lượng nước này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 bát đậu bắp cắt nhỏ và 2 muỗng nước ép gừng. 

Để làm nước ép đậu bắp và gừng, bạn cho toàn bộ nguyên liệu trên vào máy xay và một ít nước. Bạn xay đến khi hỗn hợp lỏng dần rồi lấy nước thưởng thức. 

Nước ép cà chua

Thực uống này giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu, nhờ lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh. 

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua. (Ảnh: Internet).

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 1 muỗng cà phê muối, nước. 

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi inox và nấu chín. Để sôi trong vòng 25 phút sau đó tắt bếp. 

Bạn lọc lấy phần nước cốt rồi thưởng thức. 

Giấm táo, mật ong và quế

Nhờ có chất chống oxy hóa, giấm táo thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nhờ chất enzym trong mật ong, giúp điều chỉnh sự mất cân bằng lượng insulin. Bên cạnh đó, quế lại có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. 

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 4 muỗng canh giấm táo, 2 muỗng cà phê bột quế và 2 muỗng mật ong. 

Cách chế biến như sau: Bạn khuấy đều tất cả các nguyên liệu và uống mỗi sáng sau khi ăn điểm tâm. 

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến câu hỏi, “Bệnh tiểu đường có nên uống nước mía được hay không?” và các loại nước thay thế. Hy vọng bài viết này hữu ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường của bạn.