Cha ông ta thường có câu: “Có kiêng thì có lành”. Áp dụng câu dân gian này vào cuộc sống, từ bao đời này, mỗi khi mắc bệnh gì, chúng ta vẫn thường lên một danh sách các loại thực phẩm nên kiêng cử. Khỏe mạnh thì không sao, nhưng khi đã mắc bệnh rồi thì chúng ta nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng này. Hôm nay, hãy cùng mình điểm qua những thực phẩm mà người cao huyết áp cần kiêng kị nhé!
Những thực phẩm mà người cao huyết áp cần kiêng kị. (Ảnh: Internet)
Muối ăn
Theo lời khuyên của bác sĩ, mỗi người chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày.
Thông thường, các chất lỏng dư thừa sẽ được thận lọc và đưa vào bàng quang, rồi ra ngoài bằng nước tiểu. Để thực hiện điều này, thận phải thực hiện thẩm thấu lọc nước ra khỏi máu. Khi bạn ăn quá nhiều muối, sẽ làm tăng lượng natri trong máu, gây phá hủy sự cân bằng của natri và kali. Từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Theo thời gian, lượng chất lỏng không được lọc qua thận tăng cao, gây áp lực căng thẳng cho các mạch máu dẫn đến thận, gây nguy cơ tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận.
Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn đóng gói. Một số sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối sau đây:
Vì vậy, bạn nên tránh các thực phẩm này để tránh nạp lượng natri vào trong cơ thể.
Theo lời khuyên của bác sĩ, mỗi người chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày. (Ảnh: Internet)
Đường
Nếu đã không ăn mặn thì cũng đừng nên ăn quá ngọt. Khi bạn đưa quá nhiều lượng đường glucose vào cơ thể (phổ biến trong các thực phẩm chế biến, nước trái cây và nước ngọt), gan sẽ làm việc quá tải và dẫn đến tình trạng béo phì. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đường chính là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp. Lượng đường gia tăng gây tăng huyết áp tâm thu (6,9 mmHg) và huyết áp tâm trương (5,6 mmHg).
Vì thế, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo phụ nữ chỉ nên bổ sung 24h đường mỗi ngày và đàn ông là 36g.
Phụ nữ chỉ nên bổ sung 24h đường mỗi ngày và đàn ông là 36g. (Ảnh: Internet)
Trà đặc
Nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu trà Anh cho biết, uống trà lúc bụng trống có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Ngoài ra các nhà khoa học đã đo lường được mức độ nở macfhj và huyết áp của những người có bệnh về mạch vành tham gia thí nghiệm trước và ba giờ sau khi uống trà. Kết luận cho thấy, uống trà lúc bụng trống làm tăng huyết áp, uống trà kèm theo bữa ăn lại không xảy ra điều này.
Trà đặc, đặc biệt là hồng trà đặc chứa nhiều chất kiềm, chất chống oxy hóa, caffeine và các hoạt chất khác. Các chất này có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp cao. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. Bạn có thể thay thế bằng trà xanh vào mỗi buổi tối.
Người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. (Ảnh: Internet)
Thức uống chứa cồn
Tiến sĩ Noriyuki Nakanishi, Đại học Y Khoa Osaka, Nhật Bản từng thực hiện một nghiên cứu kết luận rằng rượu là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rượu phát khởi các phản ứng trung tâm cũng như ngoại biên gây tăng huyết áp. Tiêu thụ rượu làm tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, hạn chế các mạch máu và gây tăng huyết áp. Sự gia tăng các nồng độ cortisol trong huyết tương cũng đến từ việc uống rượu. Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cũng kết luận rằng những người bị cao huyết áp (chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150-300 ml rượu bia có nguy cơ bị tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, cao gấp 2-5 lần so với những người có huyết áp bình thương hoặc những người kiêng rượu bia hoàn toàn.
Vì vậy, người bị cao huyết áp nên kiêng kị hoặc hạn chế uống các thức uống này. Lượng rượu bia khuyên dùng là:
2 ly/ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi
1 ly/ngày đối với nam giới trên 65 tuổi
1 ly/ngày đối với nữ giới ở mọi lứa tuổi
Người bị cao huyết áp nên kiêng kị hoặc hạn chế uống các thức uống này. (Ảnh: Internet)
Thịt gà
Thịt gà là một loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao. Trong khi đó, người bị cao huyết áp cần giảm chất béo bão hòa thu nạp vào cơ thể. Nếu lượng chất béo quá nhiều sẽ chuyển hóa làm tăng lipoprotin tỉ lệ thấp (LDL). Mức LDL cao có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và phát triển thành bệnh tim mạch vành.
Mức LDL cao có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và phát triển thành bệnh tim mạch vành. (Ảnh: Internet).
Trên đây là những thực phẩm người bệnh cao huyết áp cần lưu ý để tránh tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên kết hợp với các bài tập thể dục và thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết tại nhà.