Thời tiết mùa đông thay đổi, nhiều bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với những triệu chứng nguy hiểm. Những việc làm sau đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường vượt qua khoảng thời gian lạnh giá này.

Một số việc làm giúp kiểm soát đường huyết

Những việc làm giúp kiểm soát đường huyết trong mùa đông. (Ảnh: Internet)

Những việc làm bệnh nhân tiểu đường nên làm trong mùa đông

Mùa đông là khoảng thời gian gian nan đối với những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường. Nếu bệnh nhân mắc chứng bệnh về tinh thần, stress, căng thẳng, mệt mỏi, dễ khiến cơ thể tiết ra hoocmon chống stress, làm lượng đường huyết của bệnh nhân tăng cao. Song song với đó, lượng hoocmon không đủ nhiệt độ, cần bù đắp lượng calo cao, vì thế nên tình trạng này khiến cho lượng hoocmon giảm mạnh. Lượng đường huyết tăng lên, giảm xuống thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cho nên, bạn hãy thực hiện những việc làm này để tận hưởng mùa đông ấm áp, bình an, khỏe mạnh bạn nhé.

Duy trì vận động thể dục

Thời tiết giá lạnh vào mùa đông khiến nhiều người e ngại việc bước ra khỏi nhà để tập thể dục. Tuy nhiên, sẽ khá nguy hiểm nếu các bệnh nhân tiểu đường mãi nằm lì trên giường suốt mùa đông. Lượng đường huyết của người bệnh thường sẽ tăng cao trong thời gian này. Vì thế, bạn nên luyện tập đi bộ ngay trong nhà hoặc tập các bài thể dục trên mạng ngay tại nhà. Hơn thế nữa, bạn có thể chia thời gian biểu trong ngày ra khoảng 10 phút tập luyện vào buổi sáng và 10 phút cho buổi tối.

Giữ ấm tay chân

Đối với bệnh nhân tiểu đường, đôi bàn chân là một trong những bộ phận quan trọng quyết định sức khỏe của bạn. Thời tiết lạnh giá, nhiệt độ cũng giảm xuống đột ngột khiến đôi bàn chân của bạn bị lạnh. Cho nên, bạn hãy thường xuyên giữ ấm đôi chân bằng tất, mang giày bốp để bảo vệ đôi chân khỏi những tác nhân ngoài trời nhé. Đặc biệt với những bệnh nhân không thể cảm nhận được sự lạnh lẽo của đôi chân, sẽ khó lòng bảo quản đôi chân được và sẽ gây nguy hiểm cho đôi chân của bạn.

Ngoài ra, việc giữ ấm đôi tay cũng quan trọng không kém với bạn. Đôi bàn tay quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết của bạn đấy. Nếu đôi bàn tay quá lạnh, hãy để làm ấm đôi tay trước khi kiểm tra đường huyết bạn nhé.

Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng

Mùa đông không khí ảm đảm, tiết trời u ám dễ khiến tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, những kỳ nghỉ dài hạn như lễ tết, bạn buộc phải ở nhà liên tục, không đi ra ngoài đón ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến các bệnh nhân tiểu đường dễ mắc chứng trầm cảm nặng. Vì thế, hãy thường xuyên ra ngoài đi chơi thường xuyên và đón ánh nắng mặt trời trong mùa đông bạn nhé. Không những thế, hãy thực hiện những biện pháp để giảm thiểu căng thẳng, áp lực, stress, mệt mỏi hằng ngày.

Giữ ấm đôi bàn chân của bạn

Giữ ấm đôi bàn chân và bàn tay trong mùa đông. (Ảnh: Internet)

Bảo quản thuốc và dụng cụ đo đường huyết an toàn

Trong mùa đông, bạn cần phải bảo quản thuốc trong những chiếc hộp nhựa thay vì để bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế để máy đo đường huyết ở những nơi có điều kiện quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Tốt nhất hãy bảo quản thuốc và dụng cụ đo trong tủ thuốc gia đình bạn nhé.

Giữ cân nặng ở mức vừa phải

Thời gian nghỉ đông càng dài, bạn sẽ càng lười biếng, nằm mãi trên giường lướt web, chơi facebook, game hay xem tivi. Thói quen ăn vặt cũng phát sinh từ đây. Lượng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt cho sức khỏe sẽ khiến cơ thể bạn gia tăng đường huyết đột ngột. Vì thế, trong mùa này, hãy thường xuyên nấu cháo hoặc súp rau củ quả để bồi bổ cơ thể bạn nhé.

Đặc biệt, hãy thường xuyên rèn luyện thói quen uống nước và ăn rau củ quả để có một sức khỏe dồi dào bạn nhé.

Trên đây là những việc làm giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh trong mùa đông. Hy vọng rằng bạn sẽ có mùa đông ấm áp, khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bạn nhé.

Xem thêm topic Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất trong các thương hiệu nổi tiếng