Rau má ta là loại rau dại quen thuộc nhưng không mấy ai biết đến công dụng thần kỳ của loại rau này đối với sức khỏe. Đông y xem rau má là thần dược trời ban, là vàng trên mặt đất.
Rau má được xem là dược liệu quý
Theo Đông y, cây rau má ta (còn gọi là Tích tuyết thảo, Lôi công thảo, Liên tiền thảo...) là loại rau dại "sau hè" nhưng nhiều dưỡng chất thực vật quý, tốt cho sức khỏe. Dân gian hay dùng rau má làm rau ăn, các thầy thuốc xem rau má là tiên dược trời ban, là vàng trên mặt đất. Tuy vậy, do ít vận dụng vào cuộc sống nên bà con không biết giá trị và cách dùng rau má sao cho hiệu quả.
Cây rau má. (Ảnh: Internet)
Dược liệu bản địa (cây thuốc nam) trong đó có rau má rất quý, tươi mới và có sẵn tại địa phương. Rau má có 2 loại chính: Rau má ta cây nhỏ, lá tròn nhỏ; mau má lai lá như lá sen tròn, ưa ẩm ướt hơn và tác dụng kém hơn rau má ta. Cả hai loại có ngoại hình dễ phân biệt và đều có sức sống mãnh liệt. Rau má có hai tác dụng chính:
- Trị tất cả các bệnh về sưng, đau nhức mỏi, thoái hóa, bong gân trật khớp, gãy xương, thoát vị.... bằng cách dùng lá tươi đắp ngoài.
- Đắp để trị sẹo, liền da.
Rau má thường được sơ chế làm thuốc, hoặc làm nước sinh tố, hay ăn sống... (Ảnh: Internet)
Ứng dụng thực tế của rau má
Các bác sĩ thường dùng rau má ta giã nát để đắp bó gãy xương (giúp liền xương nhanh), đắp vào vùng cột sống/ khớp xương bị thoái hóa - thoát vị (giúp nhanh phục hồi, giảm đau), đắp vào vùng da cơ bị chấn thương, bầm dập, sưng đau, tụ máu (giúp nhanh khỏi, giảm đau nhanh). Đối với người lao động ngoài trời, lá rau má tươi (hoặc khô) có thể được đun sôi thành nước uống nhằm giải cảm hiệu quả. Đói với phụ nữ, lá rau má tươi có thể được dùng để đắp trị mụn nhọt, viêm da. Tác dụng quan trọng nhất của rau má mà ít được nhắc đến chính là giúp liền sẹo, phục hồi da.
Ngoài ra. rau má là vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc nên được nhiều người nghiên cứu, nhưng kết quả chưa thống nhất. Ngoài công dụng đặc trưng là giải nhiệt, làm mát cho cơ thể, tác dụng dược lý của rau má là có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu ứ tiêu thũng, sinh cơ liền da liền xương, giải độc, thông tiểu, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa, cảm mạo phong nhiệt, viêm đường tiết niệu, viêm ruột, chảy máu cam, khí hư...
Y học hiện đại dùng rau má làm thuốc viên nén để chữa giãn tĩnh mạch, nặng chân; làm thuốc tiêm chữa các vết bỏng, chấn thương, vết phẫu thuật, các tổn thương ở da và niêm mạc (tai, mũi, họng)…
Rau má làm nước ép sinh tốt rất ngon và mát. (Ảnh: Internet)
Trong dân gian rau má được dùng rất phổ biến, có quanh năm, bà con hay nấu canh, ăn sống, lẩu, gỏi, làm nước ép uống giải khát, hoặc là phơi khô sắc làm nước uống. Tác dụng của rau má tùy cơ địa mỗi người, nhưng những người sau nên dùng rau má:
- Người bị mắc các bệnh về da như bị bỏng, vết thương do cấy ghép da, do chấn thương, giải phẫu.
- Người bị nóng trong người, hay quên, thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, stress.
- Người bị kiết lỵ, táo bón
- Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, mát gan.
Rau má là thảo dược nên khi dùng chữa bệnh cần có ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Ảnh minh họa.
Ai không nên dùng rau má?
Vì rau má vị mát, tính hàn lại nhuận tràng nên ăn quá nhiều rau má có thể gặp phản ứng phụ như giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sẩy thai, tổn thương gan, gây buồn ngủ (nếu dùng cùng thuốc phẫu thuật)... Vì vậy một số người không nên dùng rau má. Cụ thể:
- Người bị huyết áp thấp;
- Người đang bị tiêu chảy;
- Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn;
-Phụ nữ mang thai;
- Người có tiền sử bệnh gan, tiểu đường, ung thư, bệnh về da...;
- Người đang dùng thuốc an thần nếu dùng cùng rau má (cũng có tác dụng an thần) sẽ tăng cảm giác buồn ngủ;
- Người đang dùng thuốc chữa bệnh mà ăn rau má có thể gây hại gan, tổn thương gan.
Không nên lạm dụng rau má, hay ăn sống quá nhiều vì có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc (do thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm ký sinh trùng…). Rau má là thảo dược, nên khi dùng rau má chữa bệnh cần có ý kiến bác sĩ về cách chế biến, liều lượng dùng.
Lưu ý, tuy rau má khá lành tính, rất tốt để thanh nhiệt giải độc ngày hè nhưng ăn quá nhiều, hoặc dùng lâu dài có thể gây mệt, nhức đầu, chóng mặt... bởi nó có khả năng hạ huyết áp, không tốt cho máu và gan. Vì vậy người dân không nên cứ thấy tốt, bổ dưỡng mà ăn uống quá nhiều.
Người dân có thể tự trồng rau má trong chậu cảnh để ở ban công, sân vườn, vừa đẹp nhà lại vừa hợp phong thủy (nhất là người tuổi Thìn, Tị). Bởi theo phong thủy, cây rau má có màu xanh, lá tròn (giống đồng tiền), dễ trồng và sức sống mãnh liệt nên rất vượng khí, có khả năng chiêu tài hút lộc, lại thành dược liệu sẵn trong nhà để dùng khi cần. Trên bàn làm việc có chậu rau má giúp tạo không khí trong lành, tinh thần sảng khoái hơn, đem lại tài lộc, may mắn hơn.
Đọc thêm Những vấn đề về da người tiểu đường có thể mắc phải