Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, nhưng lại cảm thấy đau ở các bộ phận chân, tay. Có lẽ bạn đang có nguy cơ mắc biến chứng tổn thương gân ở bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp. 

Bệnh tiểu đường có gây tổn thương gân không? (Ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường là gì?

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tình trạng bệnh bản thân đang mắc. Bệnh tiểu đường là căn bệnh thể hiện vấn đề sức khỏe mãn tính, xảy ra ở 2 trường hợp: 

  • Các tuyến tụy không thể cung cấp đủ lượng insulin cần thiết.

  • Cơ thể không sử dụng hiệu quả các insulin sản sinh ra tuyến tụy. 

Insulin là một trong những hormone thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh các lượng đường sản sinh trong máu. Lượng đường huyết trong máu tăng cao là dấu hiệu đặc trưng của việc bệnh tiểu đường đang gia tăng ở mức báo động. 

Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng cho hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Năm 2014, WHO thống kê được có hơn 8,5% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường. Và hơn 1,6 triệu người đã tử vong do tiểu đường sau 2 năm đó. 

Có 2 loại bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay như: tiểu đường type 1 và type 2.

Tiểu đường type 1

Là bệnh xuất hiện khi thiếu hụt nồng độ insulin lớn trong cơ thể. Vì vậy, để chữa bệnh, bạn cần phải liên tục nạp insulin vào cơ thể. 

Hiện nay, vẫn chưa có nhà nghiên cứu khoa học nào phát hiện ra được nguyên nhân của bệnh này. Các biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 như: 

  • Đi tiểu với lượng nước nhiều.

  • Liên tục khát nước.

  • Thường xuyên cảm thấy đói.

  • Sụt ký không rõ nguyên do.

  • Thị lực bắt đầu thay đổi.

  • Cơ thể suy nhược.

Tiểu đường type 2

Bệnh xuất hiện khi cơ thể không thể sử dụng inline một cách hiệu quả. Đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đối tượng thường mắc phải là người thừa cân hoặc ít vận động. 

Tiểu đường type 2 có biểu hiện gì. (Ảnh: Internet).

Tiểu đường type 2 thường có biểu hiện tương tự như tiểu đường type 1.Tuy nhiên, các dấu hiệu xuất hiện không rõ ràng, vì thế người bệnh phát hiện khá muộn sau khi bệnh khởi phát. Đa số người bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa dần”.

Bệnh tiểu đường có gây tổn thương gân không?

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và xuất hiện những cơn đau ở chân, có lẽ bạn đang bị tổn thương gân do tiểu đường. 

Trước tiên, hãy hiểu bản chất bộ phận gân là gì trước nhé.

Gân là một trong những bộ phận quan trọng, đóng vai trò gắn kết giữa các cơ và xương, phân bố đến khắp cơ thể như vai, cánh tay, cổ tay, hông, đầu gối, mắt cá chân…

Gân giúp chuyển đổi lực giữa các cơ và xương, giúp bạn dễ dàng di chuyển, thuận tiện. Không may, nếu lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận này. Đặc biệt, nếu không kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường, gân có thể phồng hoặc rách.

Tình trạng tổn thương này là do sự sản sinh của glycat hóa bền vững (AGEs). Đây là một trong những thành phần hóa của protein hoặc chất béo sau khi tiếp xúc với đường trong máu. 

Thông thường chất glycat hóa này sản sinh khá chậm rãi. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu tăng quá cao, quá trình này sẽ xảy ra khá nhanh và gây tổn thương gân cốt.

Bởi lẽ thành phần chính của gân là Collagen. Nếu các sản phẩm glycat tạo liên kết với phân tử collagen, có thể làm thay đổi cấu trúc của gân và cản trở phạm vi hoạt động của chúng. Lúc này, gân sẽ bị thổi phồng và khó lòng hỗ trợ nâng đỡ cơ thể như bình thường được.

Biến chứng về gân của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng về gân, phải kể đến như:

Vai căng cứng: Bạn sẽ cảm thấy vai xuất hiện những cơn đau và căng cứng. Lúc này các bộ phận bao quanh gân và dây chằng trong khớp đã bị phồng lên.

Rách cơ: Các phần cơ và gân nhóm cơ khớp vai chịu nhiều tổn thương.

Ngón tay bóp cò: Ngón tay không thể duỗi thẳng được hoặc mỗi lần duỗi thẳng đều cảm thấy đau đớn. 

Hiện tượng ngón tay bóp cò. (Ảnh: Internet).

Hội chứng ống cổ tay: Hiện tượng này xảy ra khi dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép, bạn cảm thấy tê và ngứa liên tục ở chỗ này, cả những ngón tay. 

Co thắt Dupuytren: Lớp mô dưới da ngón tay hoặc lòng bàn tay hình thành, tạo nên các nốt sần và ngón tay bị kẹp lại.

Tổn thương gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi liên tục cho các khớp xương. Kể từ đó, gân bắt đầu xuất hiện nhiều chứng bệnh và biến chứng nguy hiểm khác.

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị tổn thương gân?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng tổn thương gân là thực hiện các biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. 

Bạn cần thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa tình trạng trên như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh.

  • Chăm chỉ rèn luyện các hoạt động thể chất.

  • Sử dụng đúng các loại thuốc theo quy định theo lời của bác sĩ y khoa.

  • Hãy thực hiện chế độ giảm cân, kiểm soát cân nặng.

Nếu bạn đang bị tổn thương gân, hãy thực hiện các phương pháp sau: 

  • Uống thuốc giảm đau

  • Thực hiện các bài tập trị liệu

  • Chườm nóng, lạnh

  • Thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc, “Bệnh tiểu đường có gây tổn thương gân không?”, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.