Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin, đặc biệt tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân gây nên mù lòa, đồng thời gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát sức khỏe của mình hằng ngày, đặc biệt cần tuân thủ chế độ ăn uống chuyên biệt đối với bệnh lý của mình. Theo các chuyên gia bác sĩ người bệnh đái tháo đường cần hạn chế hoặc không dùng đến đường, để biết hơn điều này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu topic Bệnh tiểu đường có lây không nguy hiểm ra sao
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh tiểu đường rất quan trọng bởi nó góp phần kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh. Để đảm bảo một chế độ ăn có đủ số lượng chất dinh dưỡng nhằm cân bằng đường huyết . Người bệnh nên biết rằng mình cần ăn gì và kiêng gì để tránh gây tác hại đến tình trạng sức khỏe của mình.
Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe với bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
Các loại rau củ mà người tiểu đường nên ăn như: củ cải, cải xoăn, dưa leo, bông cải xanh, rau bina, …..tất cả đều là những thực phẩm lý tưởng đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Đối với bệnh tiểu đường, việc lựa chọn trái cần cũng cần lưu ý, nhất là những loại hoa quả ngọt như sầu riêng, dưa hấu, xoài chín,....Bên cạnh đó, các loại trái cây chứa ít đường như cam, quýt, bưởi...là những thực phẩm giàu vitamin C và các chất khoáng, chất chống oxy hóa cung cấp đề kháng tốt cho người bệnh.
Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần hạn chế dùng trái cây, bởi nó có thể là tác nhân hàng đầu làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh.
Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường:
- Không được ăn một loại trái cây nhất định, lựa chọn nhiều loại trái cây đặc biệt là bưởi, cam, quýt
- Không dùng trái cây đóng hộp, sấy khô
- Không dùng trái cây thay thế cho bữa ăn chính
- Ăn một lượng hoa quả vừa đủ và tự cảm nhận bản thân với những phản ứng sau mỗi bữa ăn trái cây, nếu nó làm cho người bệnh tăng đường huyết thì nên cắt giảm lại lượng ăn của mình
- Không dùng nước ép mà ăn trực tiếp cả quả
- Chỉ ăn tối đa 3 lần mỗi ngày, hoặc có thể ít hơn để việc kiểm soát lượng đường không đi quá giới hạn
5 loại trái cây dễ gây tăng đường huyết nếu không biết cách ăn
Sầu riêng, mít có nhiều đường
Theo như số liệu của các chuyên gia bác sĩ đưa ra, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường trong 1 lon cocacola hoặc bằng 1 bát cơm trắng. Nếu người mắc bệnh tiểu đường dùng quả này chỉ nên ăn ½ muối sầu riêng và 2-3 múi mít.
Trái dứa chín rất ngọt
Dứa là một loại hoa quả có hàm lượng đường cao. Người dùng hay chọn những quả chín mọng cửa dứa để ăn bởi nó rất giàu vitamin. Tuy nhiên, những người đã và đang mắc bệnh lý tiểu đường cần cân nhắc khi ăn chỉ nên ăn ít hoặc hạn chế để tránh làm tăng đường huyết.
Xoài chín
Mặc dù xoài rất tốt đối với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong vỏ quả xoài có hợp chất kích hoạt insulin làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì vậy mà xoài được xếp vào danh sách hạn chế ăn của người bệnh đái tháo đường.
Chuối chín trứng quốc
Trong tất cả trái cây, chuối chín có vị ngọt hơn hẳn, đồng nghĩa với việc nó chứa hàm lượng đường cao, nếu người bệnh ăn nó sẽ là nguyễn nhân làm tác động đến insulin trong máu. Để ăn chuối người bệnh chỉ ăn ½ quả.
Vải thiều, nhãn
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Người bệnh chỉ nên ăn 1 vài quả, không ăn quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn.
Những người đang mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến những thực phẩm ăn uống hằng ngày của mình. Để kiểm soát tốt bệnh lý nên chủ động hạn chế những thức uống thức ăn có trong danh sách chuyên biệt dành riêng cho bệnh lý tiểu đường.
Sản phẩm đo đường huyết tại nhà máy kiểm đường huyết