Có rất nhiều người đang thắc mắc đến vấn đề bệnh tiểu đường có lây không ? mức độ nguy hiểm thế nào, và có vẻ như, đối với những người chưa biết đến căn bệnh này, đều nghĩ rằng nó có thể lây qua đường máu, đường tình dục, hay ăn uống. Vậy sự thật bệnh tiểu đường có lây qua các đường như mọi người nghĩ hay không. Để làm sáng tỏ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo đến hết bài viết của page maydoduonghuyet.net.vn BNC3in1 này nhé.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường không phải do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra và cũng không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Vì thế, có thể nói bệnh tiểu đường không lây lan qua các đường như tình dục, ăn uống, hay lây qua đường máu.
Người mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Tuy nhiên, cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như sởi, quai bị…có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị đói dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu cao là thủ phạm gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Để biết bệnh tiểu đường lây qua đường nào trước hết chúng ta đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường:
• Chủ yếu là do tác động yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.
• Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh này như cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực…
• Nguyên nhân của bệnh cũng do gen di truyền: Có từ 25 – 30% người mắc bệnh tiểu đường có gia tộc họ hàng trước đây có người mắc chứng bệnh này rồi.Tuy nhiên, không có nghĩa là một người bị bệnh nhất định truyền cho cả nhà, bởi vì bệnh phải thường đi kèm với một số yếu tố xúc tác thêm vào để thúc đẩy quá trình nhiễm bệnh của từng người cụ thể.
• Ngoài ra nguyên nhân bệnh tiểu đường còn do béo phì: Chứng béo phì là một trong những nhân tố quan trọng gây nên bệnh tiểu đường, nhất là ở các bậc trung niên và thường xảy ra ở những người có trọng lượng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn.
Thực tế, không ít người có quan niệm sai lầm rằng bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục, ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Từ đó, họ có cái nhìn không tốt với căn bệnh này và giữ khoảng cách với người bệnh.
Tuy nhiên, mọi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường.
Qua đó, tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa các chất glucid, lipid và protid do nguyên nhân thiếu insulin, nó không phải là bệnh truyền nhiễm vì thế sẽ không thể lây từ người này sang người khác được.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường lây qua đường nào rồi nhé. Tính đến thời điểm này, tiểu đường được xếp vào danh sách các bệnh mạn tính, điều này cho thấy rằng một khi phát hiện bệnh, đồng nghĩa với việc bạn nên lựa chọn cách sinh hoạt làm sao cho “hòa bình” với nó.
Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nên thay vì băn khoăn việc tiểu đường lây qua đường nào bạn nên có chế độ chung sống, sinh hoạt, tiếp xúc với bệnh nhân bình thường hợp lý bởi lẽ bệnh không hề lây qua không khí, lây qua tiếp xúc… như mọi người vẫn lo sợ.
Như đã nói, bệnh tiểu đường không lây sang người khác, nguyên nhân có thể xảy ra tình trạng bệnh tiểu đường đã được liệt kê rõ ở trên.
Đó là tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường bạn cần biết rõ và biết cách chăm sóc cho bản thân, thực hiện kiểm tra sức khỏe lượng đường trong máu, đồng thời sống một cuộc sống hợp lý để tránh các biến chứng của bệnh.
Nếu để tình trạng kéo dài rất có thể đang gây nguy hại đến tính mạng, các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm:
BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH
Biến chứng mắt: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về tim mạch: Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
Biến chứng về thần kinh: Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...
Biến chứng về thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
Hạ đường huyết: Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:
• Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
• Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
• Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
• Uống nhiều rượu, bia.
• Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.
Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm sản phẩm máy đo đường huyết BNC3in1 kiểm soát theo dõi bệnh mỗi ngày tại nhà