Tiểu Đường Là Gì

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡprotein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...

bien chung tieu duong

Tư Liệu Kết Quả Thăm Dò Tiểu Đường

Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường . Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị tiểu đường gấp hai lần người tuổi 45–54.

Tại Đức theo con số công bố vào cuối tháng 11 năm 2015, có trên 6 triệu người bị bệnh tiểu đường. Trên 30 ngàn người dưới 20 tuổi bị bệnh loại 1.

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm Hà Nội lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện.

Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển.

Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường.

Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người gần 6% dân số toàn cầu. Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là 170%.

ket qua tham do tieu duong

Phân Loại Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

Loại 1 Tiểu Đường Type 1

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi <20T. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.

Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều 4 nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Loại 2 Tiểu Đường Type 2

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.

Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

nguyen nhan benh tieu duong

Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường

Sự thiếu hụt insulin một cách tương đối hay tuyệt đối dẫn đến glucose không thể vận chuyển vào tế bào, làm rối loạn chuyển hóa các chất: glucid,lipid,protid,nước và điện giải,..

Triệu Chứng Đái Tháo Đường

Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại. Tiểu nhiều: Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường.

Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.

Ăn nhiều:

Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói, đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.

Uống nhiều:

Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.

Gầy nhiều:

Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.

Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này.

phan loai tieu duong

Chẩn Đoán Bệnh Tiểu Đường

Một số xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh:

Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương

Đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này.

Đo nồng độ glucose trong máu lúc đói

Xác định tiểu đường trong 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dl. Khi kết quả xét nghiệm có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền tiểu đường, báo hiệu nguy cơ bị tiểu đường type 2 với các biến chứng của bệnh.

Đo nồng độ glucose sau khi đã ăn

Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đă ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt thì nghi ngờ bị bệnh tiểu đường.

Đánh giá sự dung nạp sau khi uống glucose

Đôi khi các bác sĩ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán.

Cách đó gọi là "test dung nạp glucose bằng đường uống". Xét nghiệm nồng độ glucose sau khi uống 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này vẫn cao hơn 200 mg/dl thì chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường type 2.

Kết Luận Tiểu Đường

Rối loạn hạ đường huyết

Nếu kết quả đo mức đường máu lúc đói < 70 mg/dl là có rối loạn hạ đường huyết, như kết quả đo 53 mg/dl là có thể bị hôn mê do hạ đường huyết.

Tiền đái tháo đường

Người có mức đường máu lúc đói từ >110 mg/dl được gọi là những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói". Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là "bình thường" vì theo thời gian, rất nhiều người người "rối loạn dung nạp đường khi đói" sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt.

Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói" bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn.

Đái tháo đường

  • Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl ≥ 7 mmol/l thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
  • Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl ≥ 11,1 mmol/l.

Định lượng HbA1C

Ngoài các xét nghiệm này, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp việc chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong máu có thể gắn kết với hemoglobin phần mang oxy của hồng cầu để tạo nên một phức hợp gọi là HbA1C Hemoglobin glycosylat.

Một khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ HbA1C cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1C < 6,5%.

phuong phap dieu tri

Các Sét Nghiệm Bổ Sung Cho Bệnh Tiểu Đường

Sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ 1-2lần/năm để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:

Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.

Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu bình thường < 30 mg/ngày hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..

Trong một số tình huống không phải là xét nghiệm theo quý:

Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.

Peptid C một phần của pro-insulin: cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.

Thử đường trong nước tiểu cũng là một phương pháp được tiến hành tuy nhiên kết quả của phương pháp này không được đánh giá cao bằng những cách thức còn lại.

Phương Pháp Điều Trị Và Phòng Đái Tháo Đường

Luôn theo dõi tình trạng bệnh

Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

Lối sống và thái độ ăn uống

Những điều chỉnh lối sống người bệnh tiểu đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh:

Chế độ ăn uống

Dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ phóng thích chậm đường giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm bởi vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn.

Sau đây là 8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường :

  • Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
  • Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
  • Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
  • Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
  • Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
  • Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
  • Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
  • Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Thông tin thêm cho đọc giả Máy kiểm tra đường huyết nào tốt giá bao nhiêu mua ở đâu

tieu duong

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường típ 2. Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin. Chương trình giảm cân thích hợp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.

Liệu pháp thư giãn

Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.

Ngủ đều đặn

Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.

Ngừng hút thuốc

Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.

Vận động

Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.

Thuốc điều trị

Insulin dùng cho loại 1

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm, hạ Glucose máu thường gặp khi tiêm quá liều, Phản ứng tại chỗ tiêm ngứa, đau, cứng vùng tiêm.Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng khó tiêm, đau

Thuốc dùng cho loại 2

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

tieu duong la gi

Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường

  • Toan xêtôn do đái tháo đường
  • Suy thận
  • Bệnh võng mạc
  • Hoại thư
  • Nhiễm trùng
  • Loét bàn chân

Tham khảo bài viết So Sánh Một Số Máy Đo Đường Huyết Tiểu Đường Tốt Nhất Tại Nhà Hiện Nay

Phương Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bệnh Tiểu Đường

Nên đến khám nhóm chăm sóc sức khỏe ít nhất hai lần
trong một năm để phát hiện sớm bất cứ vấn đề nào.
 

Tại mỗi lần khám, phải chắc chắn là bạn thực hiện:

• kiểm tra huyết áp
• kiểm tra chân
• kiểm tra cân lượng
• xem lại kế hoạch tự chăm sóc bản thân

Mỗi năm hai lần, bạn nên:

• Làm xét nghiệm A1C. Xét nghiệm này có thể được
thực hiện nhiều lần hơn nếu có kết quả trên 7.

Mỗi năm một lần, bạn chắc chắn phải thực hiện:

• xét nghiệm cholesterol
• khám chân toàn diện
• khám nha khoa để kiểm tra răng và nướu
• khám giãn mắt để kiểm tra các vấn đề về mắt
• chích ngừa cảm cúm
• thử nước tiểu và máu để kiểm tra các vấn đề về thận

Ít nhất một lần trong đời, bạn cần phải:

• chích ngừa viêm phổi
• chích ngừa viêm gan B

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiểu_đường