Bệnh Gout Là Gì?


GOUT hay GÚT là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu. Theo Y học hiện đại, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận, gây ra các triệu chứng đau, sưng tấy vô cùng khó chịu.

Y học cổ truyền gọi đây là bệnh thống phong. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận.

Gợi ý máy kiểm tra gút tại nhà

Biểu hiện đầu tiên của bệnh gút là xuất hiện cơn đau cấp đầu tiên dữ dội vào ban đêm ngay tại vị trí ngón chân cái kèm theo hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, khi đi tiểu có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt.

 

benh gout la gi

 

Gan, tim, thịt động vật, tôm, cá, hải sản,  vốn là những món khoái khẩu của cánh mày râu trên bàn nhậu, hay thậm chí là trong các bữa ăn gia đình hàng ngày.

Đây chính là nguyên nhân có tới 95% các trường hợp bệnh nhân gout là nam giới, trong khi phần còn lại hầu hết là phụ nữ tuổi mãn kinh. Điều này chứng minh rằng ăn gì, chưa hẳn đã bổ nấy.

Với số lượng bệnh nhân gout không ngừng tăng như hiện nay, đây không chỉ còn là bệnh của người giàu. Nhận biết sớm các dấu hiệu của căn bệnh này sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Dấu Hiệu Nhận Biết Ban Đầu Của Bệnh Gout


Bệnh gout có những triệu chứng ban đầu rất đặc trưng, dễ nhận biết. Điển hình là những cơn đau gout cấp, khởi phát vào thời điểm nửa đêm hoặc gần sáng.

Các khớp chi dưới, đặc biệt là vị trí ngón chân cái thường xuất hiện cơn đau đầu tiên (70%) kèm theo sưng tấy, nóng, đỏ mọng, cơn đau tới đột ngột và rất khó chịu.

Triệu chứng này gọi là pogadra, chỉ cần có vật gì chạm nhẹ vào vết sưng cũng khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn dữ dội. Các vị trí đau tiếp theo là khớp cổ chân, bàn chân, khớp gối, bàn tay, các ngón tay hoặc các khớp khác.

Những cơn đau này thường kéo dài vài giờ, sau đó hết đau, các triệu chứng khác cũng giảm dần trong 2 ngày đến 1 tuần sau đó. Di chứng để lại là lớp da bị bong tróc, ngứa xung quanh khớp bị đau, tím đỏ như nhiễm trùng. 

Trong một số trường hợp khác, triệu chứng đau do gout không xảy ra rõ rệt, chỉ xuất hiện các u cục tại các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối,  kèm theo cảm giác đau nhẹ.

Chính điều này khiến nhiều bệnh nhân tự chẩn đoán sai là “bong gân”, dù không hề có hoạt động thể thao, làm việc nặng hoặc vận động mạnh.

Ngoài các cơn đau khớp, một số triệu chứng gout đi kèm là sốt, khó cử động, cơ thể lạnh run. Cơn đau gout thứ hai sẽ xuất hiện trong vài tháng cho đến khoảng 2 năm sau.

Trong thời gian này, nếu không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhiều bệnh nhân sẽ tưởng rằng đã khỏi bệnh. Các khớp chi dưới, đặc biệt là vị trí ngón chân cái thường xuất hiện cơn đau đầu tiên.

 

bien phap giam dau khop khi bi benh gout

 

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Gout là bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, những cơn đau khớp cấp do gout thường không kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, triệu chứng đau sẽ khởi phát thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa và trở thành nỗi kinh hoàng cho các bệnh nhân gout.

Đồng thời, bệnh gout mãn tính có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm đa khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, sỏi hệ tiết niệu, sỏi thân hoặc thậm chí là tàn phế.

Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh gout có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, bằng cách phục hồi các rối loạn chuyển hóa và làm tan các tinh thể muối urat lắng đọng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải duy trì được chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bệnh tái phát.

 

ngan ngua benh gout

 

Chẩn đoán và điều trị bệnh gout ở đâu?

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gout, bệnh nhân nên tới ngay các chuyên khoa xương khớp của bệnh viện uy tín như bệnh viện Bạch Mai,

Bệnh viện Quân y 108, để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó quan trọng nhất là xét nghiệm đo chỉ số axit uric nhằm xác định rõ tình trạng bệnh, từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tôi bị đau hai khớp gối, có người nói bị gout, có người khác lại nói là thấp khớp. Phân biệt triệu chứng hai bệnh này như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout và bệnh viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể phân biệt rõ ràng. Gout thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên ( từ 40 – 60 tuổi) hoặc phụ nữ tuổi mãn kinh, trong khi đó, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trung niên.

Các cơn đau do Gout thường khởi phát vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, với các vị trí không đối xứng (một khớp bàn chân, cổ chân hoặc ngón chân cái, kèm theo sưng tấy, nóng, đỏ mọng và cơn đau rất dữ dội. Ngược lại, đau do viêm khớp dạng thấp lại thường đối xứng ở 2 khớp đầu gối, bàn tay, ngón tay

 

chua benh gout

 

Cách Điều Trị Bệnh Gout  Tốt Nhất Hiện Nay


Nguyên tắc điều trị bệnh Gout


- Chống viêm khớp trong các đợt cấp.
 

- Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
 

- Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì
 

- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.
 

- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

 

dau khop ngon chan
 

Điều trị cơn gout cấp tính
 

Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.
 

- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian  ngắn  và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.
 

- Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên.

Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp.

Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu.

Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.

- Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng.

 

dieu tri benh gut
 

Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát
 

Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.
 

- Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi.
 

- Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric.
 

Điều trị gout mạn tính

Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm  thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận, tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.
Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,

 

bieu hien dau co tay

 

Chế Độ Ăn Của Người Bệnh Gout

Người bệnh gút nên ăn gì?


- Trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả như dưa leo, củ sắn, cà chua... giúp làm chậm quá trình hấp thụ đạm và làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng, từ đó việc hình thành acid uric cũng được thuyên giảm đáng kể.

- Người bị bệnh gút nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 2,5 lít. Bởi đây là một điều vô cùng quan trọng để giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Không nên uống nhiều nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm dẫn đến mất ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Nên uống các loại nước khoáng không gaz có độ kiềm cao để tăng cường khả năng đào thải acid uric bên trong cơ thể ra ngoài. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do bệnh gút gây ra.

Không chỉ những người bệnh gout mới áp dụng chế độ ăn uống hợp lý mà những người có nguy cơ cao cũng nên sử dụng những thực phẩm này nhằm phòng tránh bệnh gút.

Đối với người bệnh gút cấp tính thì hãy điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống cho phù hợp để giúp làm giảm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

benh gout len an gi

 

- Nhóm thực phẩm I: Bao gồm các loại thực phẩm có chứa ít purin như ngũ cốc, bỏ, dầu mỡ, rau quả, các loại hạt... nhất là trứng và các loại sữa không chứa purin rất tốt cho người bệnh gout.

- Nhóm thực phẩm II: Bao gồm các loại thực phẩm chứa lượng purin trung bình như thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải.

- Nhóm thực phẩm III: Bao gồm các loại thực phẩm chứa nhiều purin như phủ tạng động vật như các loại gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao.

Những thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ axir uric bên trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Chính vì thế, để phòng tránh cũng như điều trị thì người bệnh nên tránh sử dụng những thực phẩm ở nhóm III.

Tham khảo bài viết Nguyên Nhân Điều Trị Chăm Sóc Bệnh Tiểu Đường Hợp Lý

Hạn chế ăn những thực phẩm ở nhóm II. Bên cạnh đó, các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt có gas thì người bệnh cũng nên kiêng hoàn toàn.

Người bệnh gút nên kiêng sử dụng rượu kể cả rượu vang và rượu thuốc. Những thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế ăn như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Tuyệt đối không được ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua.

Vì những thực phẩm chua này sẽ làm tăng lượng axit uric bên trong cơ thể và lắng đọng tại các khớp. Đối với người bệnh có trọng lượng quá nặng thì nên có chế độ ăn uống giảm mỡ, giảm calo để giảm cân, bởi tăng cân béo phì cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nặng.

 

so do xuong khop nguoi benh gout

 

Những điều người bệnh gút cần lưu ý:


- Nên thường xuyên kiểm tra lượng axit uric trong cơ thể. Nếu cao bất thường thì hãy thực hiện ngay chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng các loại thuốc để làm giảm lượng axit uric trong máu.

- Ngoài việc ăn uống thì người bệnh gút nên có chế độ tập luyên thể dục thể thao đều đặn, nhằm cải thiện sức khỏe cho cơ thể cũng như hệ xương khớp. Tuy nhiên không tập luyện quá sức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ xương khớp.

- Không những thế, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày/ Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều... vì những điều này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu được khi bị bệnh gút nên ăn gì để điều trị tốt hơn. Nếu phát hiện thấy một vài triệu chứng của bệnh gút thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc trị gút khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, bởi nó không những không hết bệnh mà còn gây những tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể, khiến bệnh trở nặng. BNC3in1 chúc bạn luôn khỏe mạnh!