Ít ai biết người bệnh tiểu đường vẫn có thể điều trị mà không cần sử dụng thuốc. Nếu bệnh nhân kiên trì thực hiện những liệu pháp này, bạn hẳn sẽ có kết quả đáng bất ngờ đấy.
Cách điều trị bệnh tiểu đường mà không dùng thuốc. (Ảnh: Internet)
Căng thẳng, stress áp lực là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, ít ai biết chúng là mầm móng của căn bệnh tiểu đường của bạn đấy. Sự căng thẳng, stress, buồn ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine, làm tăng lượng đường huyết trong máu của bạn. Có nhiều cách thư giãn, giảm stress mà bạn có thể thưc hiện như sau: đọc sách, tập yoga, thiền, nghe nhạc thư giãn, trò chuyện với người thân…
Đặc biệt rằng bạn phải đảm bảo ngủ đủ 6-8 giờ/đêm. Việc mất ngủ kéo dài sẽ gây nên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn.
Có thể bạn quan tâm: máy kiểm tra đường huyết tại nhà
Tập thể dục được xem là một trong những việc hữu ích đối với bất kỳ bệnh nhân nào, kể cả bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên làm thế nào để giữ tinh thần kỷ luật trong quá trình tập luyện thể dục quả là một thử thách không dễ. Có nhiều cách để bạn rèn luyện kỉ luật tập thể dục. Đó là thay vì dành thời gian chần chừ suy nghĩ giữa việc có nên tập thể dục hay không, bạn hãy xỏ chân vào giày và chạy ra ngoài. Mỗi buổi sáng, mỗi khi có ý nghĩ lười biếng xuất hiện, thay vì để chúng làm bạn chùn bước thì hãy lật tung chăn và bước ra ngoài.
Những người chịu nhiều căng thẳng, áp lực, stress đều là đối tượng dễ từ bỏ nhất. Và chỉ có vận động mới giúp cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất, tạo điều kiện cho cơ thể tiết ra endorphin, chống lại những phản ứng stress, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon hơn… Nhiều chuyên gia cũng cho biết, tập thể dục là cách giúp tiêu hao năng lượng, kiểm soát mỡ máu và huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, việc tập luyện còn giúp insuline hoạt động tốt hơn, nhờ đó giảm và ổn định huyết áp lâu dài. Với bệnh nhân tiểu đường kết hợp với tim mạch, thói quen đi bộ cũng giảm tình trạng đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Thường xuyên tập thể dục là một cách điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: Internet).
Bạn có thể thực hiện một số bài tập như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… vào mỗi buổi tối khoảng 5 ngày/tuần. Tùy vào sức khỏe và khả năng chịu đựng của mỗi người mà bạn lựa chọn bài tập thể dục phù hợp. Hãy luyện tập thể dục cho đến khi chúng trở thành thói quen trong cuộc sống hằng ngày của bạn nhé.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đó là lý do vì sao mà nhiều bệnh nhân mặc dù điều trị thuốc kiên trì nhưng căn bệnh tiểu đường vẫn không thuyên giảm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần chứa đầy đủ các chất như sau: chất đạm, chất bột, chất béo và chất xơ theo tỷ lệ phù hợp như sau:
Bạn nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày, lựa chọn nhiều rau xanh củ quả cho bữa ăn hằng ngày. Lưu ý rằng bạn nên hạn chế việc ăn nhiều thức ăn sau 8h mỗi tối.
Thói quen xấu mà người bệnh tiểu đường cần loại bỏ trong cuộc sống hằng ngày chính là hạn chế rượu bia và hút thuốc lá. Nhiều bệnh nhân tiểu đường vì lạm dụng rượu bia nên ảnh hưởng đến quá trình bệnh. Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn khiến cho bệnh tiểu đường ngày càng nặng hơn. Vì thế nên hãy rèn luyện một lối sống khoa học để sức khỏe tốt hơn.
Thay vì phải kham khổ chữa trị bệnh bằng thuốc, người bệnh vẫn có thể điều trị bệnh mà không cần phải khốn khổ. Người bệnh chỉ cần thực hiện một lối sống lành mạnh khoa học mà vẫn đảm bảo căn bệnh tiểu đường thuyên giảm. Đây quả là một phương pháp tự nhiên mà bạn có thể thực hiện. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích dành cho bạn.
>>> Giải đáp thắc mắc: tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa hay không