Miễn dịch là khả năng miễn nhiễm của cơ thể với một số căn bệnh dù sống trong một môi trường có tác nhân gây bệnh. Đây là khả năng bảo vệ vốn có của cơ thể, là sự tập hợp của những cơ chế sinh học giúp một cơ thể đa bào liên kết mô với tế bào, đảm bảo hình thái hoàn hảo nhất cho cơ thể bằng việc loại bỏ những phần hư hỏng hoặc sinh vật gây hại.
Tham khảo bài viết Phương Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bệnh Tiểu Đường
Miễn dịch xuất hiện theo quá trình tiến hóa, đặc biệt là các động vật bậc cao. Miễn dịch có thể chia làm 2 loại: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Hệ miễn dịch có thể hiểu là một hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng để phòng ngừa viêm nhiễm và bệnh tật. Hệ miễn dịch của con người chia ra làm rất nhiều loại.
Được hình thành từ những tế bào đặc biệt, protein, mô và các cơ quan. Hệ miễn dịch có thể chia làm 3 loại: Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động.
Hệ miễn dịch tự nhiên hay hệ miễn dịch bẩm sinh là lớp bảo vệ đã có sẵn từ khi sinh ra. Hệ miễn dịch tự nhiên ngăn chặn khiến cho bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên các phản ứng của hệ miễn dịch tự nhiên với mọi mầm bệnh đều giống nhau nên có tác dụng lâu dài với tất cả bệnh tật.
Hệ miễn dịch thu được là hệ miễn dịch hình thành trong quá trình trưởng thành. Khi cơ thể có sự can thiệp của vắc-xin, từng mắc bệnh hoặc có chế độ tập luyện tốt, các kháng thể sẽ sinh ra để đối phó với những căn bệnh riêng biệt. Do đó, miễn dịch thu được phát triển trong suốt thời gian trưởng thành của chúng ta.
Hệ miễn dịch thụ động là hệ miễn dịch được vay mượn từ các nguồn khác như từ sữa mẹ hoặc thuốc uống. Hệ miễn dịch thụ động chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nên bệnh hoàn toàn có thể tái lại.
Hệ miễn dịch ở mỗi người khác nhau. Người có miễn dịch tốt ít khi bị bệnh hoặc bệnh nhanh khỏi. Người có miễn dịch kém hay ốm lặt vặt. Hệ miễn dịch tác động đến tất cả bộ phận như: tiêu hóa, hô hấp, da, …
Miễn dịch dịch thể là cơ chế miễn dịch đặc hiệu, biểu hiện ở việc sản sinh ra các kháng thể có khả năng tương tác với các chất lạ của cơ thể để phá hủy hoặc vô hiệu hóa chúng bằng những kháng thể sinh ra từ Lympho B. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên nên cơ chế này gọi là miễn dịch dịch thể.
Tăng cường hệ miễn dịch là cách bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại đến từ môi trường bên ngoài. Để làm được điều đó, chúng ta có thể áp dụng những cách sau:
Uống đủ nước
Cung cấp từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là các thanh lọc cơ thể đơn giản và hiệu quả. Uống đủ nước giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cung cấp O2 cho máu, làm sạch các chất độc từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hoạt động cơ tim, giúp máu bơm đến các bộ phận và tăng khả năng giữ oxy của phổi. Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ngủ đủ giấc
Ngủ sớm dậy sớm giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi chìm vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, giúp đầu óc được thư giãn, giảm stress, … từ đó làm cải thiện hệ thống miễn dịch.
Uống sinh tố
Các sinh tố, đặc biệt là sinh tố giàu vitamin C chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa giúp tái tạo tế bào và ngăn ngừa các gốc tự do trong cơ thể. Uống sinh tố còn giúp da khỏe đẹp, làm bạn ngày càng rạng rỡ hơn.
Bỏ rượu bia, thuốc lá
Bỏ những tác nhân gây hại như rượu bia, thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản, … để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ánh nắng mặt trời buổi sáng chứa tiền vitamin D, là chất hình thành vitamin D chống bệnh còi xương. Do đó, cho trẻ em phơi nắng, đặc biệt là nắng trước 8h sáng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống vi khuẩn có hại cộng sinh trên làn da bạn.
Số lượng vi khuẩn trong cơ thể người nhiều đến mức còn hơn số lượng tế bào. Trong đó, các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin B, K làm giảm tỷ lệ ung thư đường ruột, ung thư đại tràng, ung thư gan, …
Môi trường sạch sẽ sẽ làm giảm các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một môi trường quá sạch sẽ sẽ khiến suy giảm chức năng của hệ miễn dịch.
Do đó, bố mẹ nên để các em nhỏ tự cho chơi đùa ở bên ngoài vì điều này sẽ giúp trẻ sinh ra các kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật sau này.
Insulin là một hormone được tiết ra từ tuyến tụy, được hình thành khi chúng ta hấp thu các chất, đặc biệt là tinh bột và chất đạm,
Khi trong máu có quá nhiều đường, insulin có nhiệm vụ dự trữ đường trong gan và giải phóng khi lượng đường trong máu xuống thấp hoặc cơ thể cần đường. Do đó, insulin có chức năng điều hòa lượng đường trong máu và duy trì ở mức bình thường.
Cơ thể không thể hoạt động tốt mà không có insulin. Khi insulin cạn kiệt, cơ thể sẽ không điều chỉnh được lượng đường và dẫn tới suy kiệt.
Kháng insulin là tình trạng tế bào cần nhiều insulin hơn mức bình thường. Tình trạng kháng insulin chia làm hai loại: kháng insulin miễn dịch và kháng insulin không do miễn dịch.
Bạn có thể đọc thêm Làm Sao Để Ngăn Ngừa Bệnh Tim Kịp Thời Trước Khi Quá Muộn
Đối với gan: Insulin dự trữ đường khi nồng độ đường trong máu cao và xuất đường khi nồng độ đường trong máu giảm. Nếu không có insulin, gan không thể dự trữ đường, gây ra bệnh như tiểu đường, …
Đối với cơ bắp: Insulin tiếp nhận và dự trữ đường để tạo cơ bắp và năng lượng khi hoạt động.
Đối với tế bào mỡ: Insulin giúp các tế bào mỡ dự trữ chất béo. Khi cơ thể cần, chất béo sẽ được sử dụng để tạo năng lượng.
Có thể thấy, insulin đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người.