Nguyên nhân bị bệnh mỡ trong máu

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bệnh xảy ra khi chỉ số tỷ lệ mỡ (được xét nghiệm bằng cholesterol, triglycerid) vượt trên mức bình thường.

Bệnh mỡ máu thường gây ra bởi các nguyên nhân: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, yếu tố di truyền hoặc do các bộ phận khác bị trục trặc do lão hóa.

- Chế độ dinh dưỡng: Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chính gây nên bệnh mỡ máu. Các thực phẩm giàu chất béo này là các loại thịt (thịt bò, thịt dê, thịt lợn, trứng, bơ, sữa, …) hoặc thức ăn nhiều đường (bánh ngọt, khoai tây chiên, bánh quy, …). Nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này, làm lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao.

nguyen nhan bi benh mo nhiem mau

- Chế độ sinh hoạt: Những người lười vận động, thích nằm một chỗ có tỷ lệ mắc bệnh mỡ cao hơn người thường xuyên tập luyện. Lý do là việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể duy trì mức cân nặng lý tưởng, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, cải thiện tình hình mỡ máu.

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mỡ máu như cha mẹ hay anh chị thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện để phòng tránh.

Ngoài ra, bệnh mỡ máu còn có thể gây ra do các nguyên nhân: tuổi tác, giới tính, cân nặng, lão hóa, …

Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ

Theo như phân tích của bác sĩ lee bên hàng quốc thông thường, bệnh máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc do xuất hiện một vài triệu chứng lạ. Bệnh máu nhiễm mỡ ở những người trẻ rất khó nhận biết. Còn ở người già thì dễ phát hiện hơn do đây là lứa tuổi chú trọng chăm sóc sức khỏe.

Một số triệu chứng thường thấy của người bệnh máu nhiễm mỡ có thể kể ra như:

Tê bì chân tay: Lượng cholesterol đột ngột tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không kịp di chuyển đến tay, chân gây ra cảm giác tê bì, đau nhức, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, máu lưu thông không tốt còn làm lạnh tay chân. Do đó, nếu xuất hiện những triệu chứng tê bì, lạnh tay chân thì bạn nên đi khám để xác định có phải bệnh mỡ máu không.

trieu chung benh mau nhiem mo

Đau ngực: Bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ gây ra những cơn đau thắt ngực bất chợt trong thời gian ngắn. Những cơn đau này không cần điều trị nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào. Ngoài đau ngực, bệnh nhân có thể đè nặng vùng ngực, tức ngực, ngực bị đè nặng từ vài phút đến vài chục phút.

Đột quỵ: Chỉ số mỡ máu cao đồng nghĩa với chỉ số triglyceride cũng tăng cao. Điều này gây cản trở lượng lưu thông máu lên não do các mảng xơ vữa động chắn ngang mạch máu. Khi đó, não bị thiếu oxy và gây ra các cơn đột quỵ. Các đối tượng dễ xảy ra đột quỵ là phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi.

Điều trị mỡ trong máu

Để điều trị bệnh mỡ trong máu, bạn cần tuân thủ những phương pháp sau:

Đi khám thường xuyên: Để theo diễn biến bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh nhân cần đi khám thường xuyên, thường 3-6 tháng một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.

Kiểm soát cân nặng: Khi bị bệnh máu nhiễm mỡ bạn cần chú trọng việc kiểm soát cân nặng. Nếu có dấu hiệu thừa cân, bạn cần thay đổi chế độ ăn và vận động để làm giảm lượng cân thừa.

Tập thể dục: Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng và lượng cholesterol nạp vào cơ thể. Mỗi ngày, nên dành ra 30 – 60 phút tập luyện, có thể tăng dần theo khả năng.

dieu tri mo trong mau

Sử dụng thuốc: Nếu các cách trên không làm giảm lượng mỡ trong máu thì người bệnh sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc. Thời gian sử dụng thuốc tùy theo các trường hợp khác nhau, thường 4-8 tuần với người chỉ mắc mỡ máu hoặc 6 tháng trở lên nếu đang mắc các căn bệnh khác.

Đồng thời, người bệnh cần loại bỏ các thói quen xấu như: rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, … vì nó sẽ làm tăng lượng triglycerid.

Các điều trị bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất đó là phòng bệnh càng sớm các tốt. Với những người trong độ tuổi trung niên, nhất là phụ nữ trên 50 cần chú trọng sử dụng thực phẩm chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa bệnh.

Khi bệnh đã trở nên ổn định. Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt, lao động bình thường. Nếu muốn sử dụng các thuốc hỗ trợ khác, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia.

Mỡ trong máu cao uống thuốc gì

Khi điều trị máu nhiễm mỡ, người bệnh sẽ được kê thuốc theo đợt. Sau khi dùng hết thuốc, người bệnh không được tự ý mua thêm mà phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều và đúng quy định để thuốc phát huy tác dụng. Sau khi điều trị, người bệnh cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi bệnh, tiến hành đợt điều trị tiếp theo.

Hiện nay, những loại thuốc dùng để điều trị mỡ máu thuộc nhóm satin như: atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin... khá thịnh hành.

mo trong mau cao uong thuoc gi

Các loại thuốc này có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, thận, đau cơ, … Do đó, việc uống thuốc cần đi theo lộ trình, kết hợp đi khám đúng kỳ để theo dõi.

Khi bệnh tình đã được kiểm soát, mỡ máu hạ ở mức an toàn, người bệnh sẽ được ngưng thuốc. Thay vào đó, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn để mỡ máu không tăng trở lại. Trong trường hợp bệnh tái phát, người bệnh sẽ tiếp tục sử dụng thuốc theo đợt.

Bệnh máu trong mỡ cao có chữa khỏi được không

Bệnh mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, phát triển trong thời gian dài và rất dễ tái đi tái lại. Khi bị bệnh, bạn phải xác định “sống chung với lũ” vì bệnh không thể chữa khỏi và luôn có thể tái phát.

Theo thống kê, bệnh mỡ máu là một trong những căn bệnh có xu hướng tăng theo tuổi tác. Bệnh thường gây ra biến chứng ở tim mạch, não bộ, cụ thể là các bệnh: cao huyết áp, suy tim, gan nhiễm mỡ, mạch máu não, …

benh mo trong mau cao co chua khoi duoc khong

Bệnh mỡ máu là bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài và có thể gây ra gánh nặng kinh tế với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đặc điểm của bệnh mỡ máu là cần hạ chỉ số mỡ máu xuống mức ăn toàn và luôn phải kiểm soát nếu muốn hồi phục sức khỏe.

Khi máu nhiễm mỡ gây ra các biến chứng. Ngoài máu nhiễm mỡ, cần điều trị song song cả những biến chứng (cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, …). Người bệnh sẽ cần kết hợp uống thuốc với việc ăn uống, tập luyện, từ bỏ thói quen xấu nên yêu cầu bệnh nhân phải có sự kiên trì cao.

Bệnh máu trong mỡ cao gây chóng mặt

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh mỡ máu là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, … Nếu bệnh tiến triển vào giai đoạn cuối, các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện như xơ vữa động mạch, đau tim, huyết áp cao.

Nguyên nhân gây nên chóng mặt thường do sự tăng lipid máu. Ngoài ra, bệnh có thể đi kèm những triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ và thừa cân béo phì. Những triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác gây ra sự chủ quan của người bệnh.

benh mo trong mau cao gay chong mat

Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần tiến hành điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện để điều chỉnh tỷ lệ mỡ máu xuống mức an toàn. Nếu người bệnh chủ quan, bệnh sẽ trở nặng gây rất nhiều khó khăn cho việc chữa trị về sau.

Xem nhiều thông tin sức khỏe tại https://maydoduonghuyet.net.vn/