Bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh là do virus herpes zoster hoạt động trở lại. Đây cũng là một loại virus gây bệnh thủy đậu. Nếu ai bị bệnh thủy đậu khi còn nhỏ đều có thể mắc bệnh Zona.

Những người mắc bệnh thủy đậu, khi khỏi bệnh virus này không hoàn toàn bị tiêu diệt. Sau một thời gian dài, có thể là vài năm hoặc hơn virus sẽ tái hoạt động phát triển thành bệnh Zona. Chưa

benh zona than kinh

 

có một nghiên cứu nào lí giải vì sao virus thủy đậu lại hoạt động trở lại gây nên bệnh Zona. Sẽ có một vài khả năng sau:

- Bạn bị thần kinh căng thẳng, mệt mỏi.

- Hệ miễn dịch cơ thể của bạn suy yếu do tuổi tác, bệnh tật, một số loại thuốc làm giảm khả năng đề kháng cơ thể của bạn.

- Do lây truyền Zona từ người khác

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh zona thần kinh là gì?

Các triệu chứng zona thần kinh đầu tiên và đáng chú ý nhất thường là đau và nóng rát. Cơn đau thường điển hình ở một bên cơ thể và xuất hiện từng mảng nhỏ, theo sau là phát ban đỏ. Các biểu hiện phát ban bao gồm:

  • Các mảng đỏ;
  • Bóng nước đầy dịch và dễ vỡ;
  • Phát ban khu trú xung quanh từ cột sống đến thân mình;
  • Phát ban trên mặt và tai;
  • Ngứa.

Một số người có dấu hiệu và triệu chứng ngoài đau và phát ban. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Nhức đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu cơ.

Một số biến chứng hiếm và nghiêm trọng khác bao gồm:

  • Đau hoặc phát ban có liên quan đến mắt, cần được điều trị để tránh tổn thương mắt vĩnh viễn;
  • Mất thính lực hoặc đau ở một tai dữ dội, chóng mặt hoặc mất vị giác, có thể là triệu chứng của hội chứng Ramsay Hunt;
  • Nhiễm trùng vi khuẩn, bạn có thể gặp phải nếu làn da trở nên đỏ, sưng và ấm khi chạm vào.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Diễn biến triệu chứng bệnh zona thần kinh


Bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể con người. Có thể là cổ, cánh tay, lưng, miệng,...

Hiện tượng của bệnh Zona lúc ban đầu là đỏ, sau đó hình thành những mảng mụn nước, khiến bạn có cảm giác ngứa , nóng rát rất có chịu.

Trước một khoảng thời gian từ 1 tới 3 ngày, bệnh Zona sẽ xuất hiện với những biểu hiện khó phát hiện ra. Sau đó, người bệnh cảm thấy ngứa râm ran, đau ở chỗ phát bệnh. Khi bệnh phát triển, người bệnh sẽ cảm thấy sốt, đau đầu, ớn lạnh và dạ dày khó chịu

Trong khoảng thời gian từ 7 tới 10 ngày, các mụn nước bắt đầu vỡ ra và lan ra những vùng xung quanh. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, những vùng lan ra ngày càng rộng, bệnh càng nặng hơn. Sau một thời gian, những vùng mụn vỡ nước sẽ khô và thành sẹo.

Những ai thường mắc phải bệnh zona thần kinh?

Hầu hết các ca bệnh zona tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Bệnh zona hiếm khi xảy ra nhiều hơn một lần ở một người nhưng khoảng 1/3 người sẽ có bệnh zona ở một số thời điểm trong cuộc sống. Bệnh zona thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh?

  • Trên 50 tuổi. Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng một nửa những người 80 tuổi trở lên sẽ bị bệnh zona;
  • Một số bệnh nhất định. Bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh;
  • Điều trị ung thư. Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng với bệnh và có thể gây ra bệnh zona thần kinh;
  • Thuốc. Thuốc được dùng để ngăn thải ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nếu sử dụng lâu dài, chẳng hạn như thuốc steroid prednisone.

Bệnh zona có lây không? Và lây qua đường nào?

Bệnh Zona có lây truyền, nó có thể lây từ người nhiễm sang người bình thường. Tuy nhiên, những người lây bệnh zona sẽ là người chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Thay vì mắc bệnh Zona những người này sẽ mắc thủy đậu. Những người đã mắc thủy đậu sẽ miễn dịch với Zona, không thể lây được.

Bệnh Zona thần kinh lây qua virus tiếp xúc trực tiếp với vùng bị bệnh. Zona sẽ không lây nhiễm nữa khi tất cả các mụn nước đã khô.

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh

Hầu hết các ca bệnh zona thần kinh có thể được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Do đó, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp tình trạng này, họ sẽ thực hiện khám ban đỏ và mụn nước. Họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm trong vài trường hợp và hỏi bệnh sử.

Trong trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể yêu cầu để kiểm tra một mẫu da hoặc các chất dịch từ mụn nước. Bác sĩ sẽ sử dụng một tăm bông vô trùng để thu thập một mẫu mô hoặc chất dịch. Các mẫu này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm y tế để xác nhận sự hiện diện của virus.

Những phương pháp nào dùng để điều trị zona thần kinh?


Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa zona thần kinh nhưng việc điều trị kịp thời bằng các thuốc kháng virus theo toa có thể tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Những thuốc này bao gồm:

  • Acyclovir 
  • Valacyclovir 
  • Famciclovir 

Bệnh zona có thể gây ra cơn đau nặng, do đó bác sĩ có thể kê đơn:

  • Kem capsaicin
  • Thuốc chống co giật, như gabapentin (Neurontin®);
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline;
  • Thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán;
  • Các chế phẩm có chứa chất ma tuý như codeine;
  • Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc tê tại chỗ.

Zona thần kinh có để lại biến chứng sau này không?

Với những người mắc Zona sẽ không khó để khỏi. Đối với một vài trường hợp gặp những vấn đề như :

Vì một lý do nào đó, vùng da khi đang phát bệnh có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng gây ra viêm mô tế bào, gây nên bệnh nhiễm trùng da. Trong trường hợp này, vùng da sẽ trở nên đỏ, nóng, sưng bóng và rất đau.

Nếu không phát hiện và chữa kịp thời, người bệnh sẽ mắc chứng đau thần kinh sau khi bị bệnh Zona. Khi bị bệnh Zona ở mặt, gần mắt, mũi, trán người bệnh có thể bị giảm thị lực.

Cách phòng ngừa zona thần kinh?

Thực tế cho thấy, không có cách nào phòng ngừa Zona thần kinh. Bạn sẽ không thể lây Zona từ người mắc bệnh Zona. Một vài trường hợp chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể lây thủy đậu từ một người mắc zona, hoặc thủy đậu khi tiếp xúc gần với họ.

Khi bị thủy đậu, tương lai virus sẽ phát triển thành Zona thần kinh bất cứ lúc nào. Đối với phụ nữ và trẻ trên một tuổi để tăng cường miễn dịch, tránh thủy đậu thường tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.

Bệnh zona thần kinh kiêng ăn gì?

Người bị zona thần kinh nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Chất béo: những thực phẩm giàu chất béo chỉ làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn và thời gian lành bệnh lâu hơn.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia: đồ uống có cồn sẽ ngăn cản hệ thống miễn dịch, làm cho virus gây bệnh lây lan nhanh hơn.
  • Các loại hạt cây, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, sô cô la, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng và gelatin.
  • Ngũ cốc tinh chế: những loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn.
  •  

Những thực phẩm tốt cho người bệnh zona thần kinh bạn nên bổ sung mỗi ngày như:

  • Thực phẩm giàu lysine: có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, pho mát, thịt gà,…
  • Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C
  • Cam thảo
  • Vitamin B6, B12

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.