Nếu xem cơ thể là một nhà máy khổng lồ thì huyết áp chính là những xe tải ngày đêm di chuyển giữa các bộ phận. Khi tim đập, lực co bóp của tim tạo ra một áp lực lên thành động mạch và được gọi là huyết áp.
Huyết áp luôn lên xuống theo nhịp đập của tim nên không bao giờ đo được hai chỉ số huyết áp ở hai lần đo liên tiếp. Khi tim co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể, tim sẽ tạo ra một lực đẩy mạnh nhất được gọi là huyết áp tâm thu.
Có thể bạn chưa biết máy đo huyết áp tại nhà giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn
Khi tim rơi vào khoảng nghỉ giữa những nhịp đập thì huyết áp cũng rơi vào giai đoạn thấp nhất của nó gọi là huyết áp tâm trương.
Huyết áp chính là dấu hiệu nhận biết sự sống của cơ thể. Huyết áp mạnh nhất ở các động mạnh và giảm dần khi đi đến các động mạnh nhỏ. Khi máu nghèo dinh dưỡng di chuyển từ tĩnh mạch trở về tim thì huyết áp đạt mức nhỏ nhất.
Các yếu tố thường ảnh hưởng đến huyết áp đó là: trọng lực, nhịp thở, thức ăn, đồ uống, … Trẻ em thường có huyết áp thấp và tăng dần theo độ tuổi. Đơn vị đo huyết áp là mmHg.
Hai thông số được sử dụng để đo lường huyết áp đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu (huyết áp cực đại) được sinh ra trong động mạch khi co bóp. Huyết áp tâm trương (huyết áp cực tiểu) là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp.
Một trái tim khỏe mạnh bình thường sẽ sản sinh ra huyết áp tâm thu khoảng 90 – 120 mmHg, huyết áp tâm trương khoảng 60 – 80 mmHg. Như vậy, một huyết áp được cho là bình thường khi chỉ số đo được khoảng 120/80 mmHg.
Cách đọc huyết áp: VD 120/80 mmHg. Chỉ số 120 mmHg là chỉ số huyết áp tâm thu và 80 mmHg là chỉ số huyết áp tâm trương.
Tuy nhiên, huyết áp luôn luôn thay đổi theo từng giờ từng phút từng năm, phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, môi trường sống, … nên chỉ số huyết áp trên chỉ là chỉ số tương đối. Chỉ khi huyết áp tăng quá cao hoặc hạ quá thấp một cách bất thường thì mới đáng lo ngại.
Máu đi đến các cơ quan trong cơ thể nhờ hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, trong bất kỳ hệ bơm nào cũng có rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến sức ép lên thành ống tăng lên như: các khoáng chất, chất lỏng phát sinh, những đường ống hẹp, … làm tim phải tăng áp lực máu để bơm đến những dòng máu đặc biệt ấy.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: chế độ ăn mặn, áp lực, stress, … khiến muối giữ nước trong thành động mạch làm động mạch bị tăng thể tích hoặc sản sinh hormone khiến mạch máu co lại.
Các mạch máu có thể giải quyết những biến động này nhờ những sợi đàn hồi nằm trong thành mạch giúp mạch máu co giãn dễ dàng. Tuy nhiên, nếu thành mạch máu liên tiếp gặp áp lực trong thời gian dài đến mức huyết áp lên đến 140/90 mmHg.
Huyết áp cao nếu không kịp điều chỉnh sẽ gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy tim, suy thận, … thậm chí đột quỵ dẫn đến tử vong.
Có một số trường hợp huyết áp cao nhưng chỉ trong một thời gian và không nguy hiểm như: phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, người chơi thể thao, uống cà phê, …
Nếu chỉ số huyết áp của bạn chỉ đạt ngưỡng 90/60 mmHg hoặc giảm 20 mmHg so với huyết áp bình thường thì bạn đang có chỉ số huyết áp thấp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên thường gặp nhất là do: di truyền, bệnh lý, chế độ sinh hoạt thường ngày, ăn uống, … Những biểu hiện hay gặp ở người huyết áp thấp: thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, chân tay lạnh, mệt mỏi, mờ mắt, khó tập trung khi làm việc, …
Huyết áp thấp mãn tính và không nguy hiểm như huyết áp cao. Người mắc huyết áp thấp chỉ cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt là vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên không vì thế mà được chủ quan khi mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các bạn phải lập tức đi khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, ăn ngủ điều độ và thư giãn cũng là cách đưa huyết áp về mức ổn định với người huyết áp thấp.
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, người huyết áp cao nên làm những việc sau đây.
Những đồ ăn nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn vặt, … khi hấp thu vào cơ thể sẽ mà tăng Natri có trong máu, muối khi lẫn trong máu sẽ hút nước làm tăng diện tích của thành động mạch gây ra huyết áp cao.
Do đó, chúng ta cần thay đổi thói quen ăn thức ăn nhanh, giảm lượng muối trong nấu nướng, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để tăng canxi.
Stress, căng thẳng sản sinh ra hormone epinephrine hay norepinephrine khiến mạch máu co lại, ngăn cản dòng chảy từ đó làm tăng huyết áp. Do đó, để làm giảm căng thẳng, chúng ta nên dành thời gian tâm sự cùng gia đình và bạn bè. Việc nói chuyện với những người khiến chúng ta tin tưởng sẽ giúp chúng ta có niềm tin, nhận được sự chia sẻ hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Vận động thường xuyên sẽ hỗ trợ lưu thông máu giúp tim không phải vất vả bơm máu đi khắp cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập 4 – 5 giờ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch đến hết cuộc đời.
Những bài tập có thể là aerobic, khiêu vũ, chạy bộ, yoga, … hoặc bất cứ môn thể thao nào bạn yêu thích. Việc tập thể dục luôn có hiệu quả dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào.
Thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, gút, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, … và rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, nếu muốn cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn bên những người thân yêu, chúng ta cần từ bỏ rượu bia, thuốc lá càng sớm càng tốt.
Để điều trị bệnh cao huyết áp, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế hấp thụ canxi, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc giãn mạch, …
Thời điểm uống thuốc rất quan trọng, đặc biệt đối với những người đang mắc các bệnh như loãng xương, viêm khớp, … Theo lời khuyên bác sĩ, nên uống thuốc sau bữa ăn nhẹ vào buổi sáng hoặc các buổi giữa sáng tối trước khi đi ngủ.
Tham khảo bài viết Làm Sao Để Kiểm Soát Huyết Áp Tốt Nhất Bên Trong Con Người Bạn
Thời điểm buổi sáng sau khi ăn xong là lúc các thành mạch máu chịu áp lực nhiều nhất nên thuốc có thể phát huy hiệu quả. Nên xây dựng thói quen uống thuốc vào một giờ cố định trong ngày để cơ thể quen dần với việc uống thuốc. Nếu bệnh nhân muốn điều chỉnh thời gian uống thuốc sang một giờ khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để cảm thấy yên tâm hơn.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc đo huyết áp tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích như:
Khi đo huyết áp, nên chọn một thời gian cố định trong ngày sao cho tinh thần, cơ thể được thoải mái và thư giãn nhất. Tư thế ngồi đo đúng, không uống đồ uống kích thích hoặc hoạt động mạnh trước khi đo. Với những người phòng bệnh, một tháng chỉ cần đo 1 – 2 lần. Những trường hợp nặng hơn phải đo 2 – 3 lần/ngày theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Về cách chọn lựa máy. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy đo huyết áp có thể dùng tại nhà, nổi bật là máy đo huyết áp cổ tay hoặc bắp tay. Một số gợi ý máy đo huyết áp bạn có thể lựa chọn: Boso, MediKare, Omron, …