Tuy thuộc vào cơ địa mọi người cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày mà dẫn đến nguy cơ mắc bệnh huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những thói quen ăn uống hằng ngày của chúng ta đang tác động xấu đến sức khỏe của bạn mỗi ngày. Bạn cần chú ý thay đổi các thói quen xấu này, giảm thiểu nguy cơ gây huyết áp thấp nhé.

Thói quen xấu gây huyết áp thấp (Ảnh:Internet)

Lười uống nước - “Tôi bận không có thời gian uống nước”

Nước chiếm khoảng  60-70%  trọng lượng của cơ thể, là nguồn dưỡng chất cung cấp đến tất cả các cơ quan khác trong cơ thể người như cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp. Nước chuyên chở các dưỡng chất và lượng oxy để chăm sóc cho các tế bào. Bạn thấy đấy, nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể đến vậy, mà chúng ta lại ít ai chú ý đến nó. Bạn bận rộn công việc, quên uống nước. Thậm chí, nhiều lúc khát nước, nhưng không có ly nước bên cạnh, bạn cũng đành nhịn cho qua. Tuy nhiên, thói quen xấu này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Khi cơ thể bạn thiếu nước nghiêm trọng, huyết áp giảm nhanh chóng, tim đập nhanh hơn bình thường. Vì thế, đừng viện lý do là không có thời gian hay bình nước quá xa, mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy chuẩn bị sẵn một chai nước bên cạnh bạn nhé.

Lười uống nước gây huyết áp thấp (Ảnh:Internet)

Bỏ bữa, ăn không đủ chất – “Tôi không kịp ăn”

Việc ăn uống bất thường, không đúng giờ, làm rối loạn quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì vậy, quá trình tạo máu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt những người hay bỏ bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng, khiến lượng đường trong máu suy giảm, gây ra bệnh tụt huyết áp. Vì khoảng 7h đến 10h sáng, ruột non hấp thụ chât dinh dưỡng nhiều nhất. Dù ăn sáng trễ, còn hơn là việc bạn bỏ luôn bữa sáng.

Ngoài ra, một khẩu phần ăn uống quá nghèo chất dinh dưỡng, ít cacbonhydrat, giàu kali, ít natri, cũng khiến cho cơ thể đào thảo kali dư thừa, gây tụt huyết áp.

Bỏ bữa sáng khiến lượng đường trong máu suy giảm, gây tụt huyết áp (Ảnh:Internet)
 

Thức khuya quá – suy nhược cơ thể

Các nhà khoa học đã chứng mình về chế độ sinh hoạt của cơ thể khi bạn chìm sâu vào giấ ngủ như sau:

  • Từ 21h00 đến 23h00 là khoảng thời gian hệ miễn dịch trong cơ thể đào thải chất độc, vì thế, bạn nên nằm im lặng hoặc nghe nhạc thư giãn.

  • Từ 23h00 đến 1h00 sáng là khoảng thời gian bài tiết chất độc của gan, cần tiến hành khi trong ngủ say.

  • Từ 1h00 đến 3h00 sáng là khoảng thời gian bài tiết chất độc của mật, vì thế cần tiến hành trong khi ngủ say.

  • Từ 3h00 đến 5h00 sáng là thời gian bài tiết chất độc của phổi.

  • Từ nửa đêm đến 4h sáng là thời gian tủy xương tạo máu, cần bạn phải ngủ say, không nên thức khuya.

Vì vậy, nếu cơ thể bạn ngủ từ 0h đến 1h00 sáng, khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, nhan sắc “tươi tỉnh” ngay sau khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm khoảng 1 đến 2 tiếng để cơ thể vào khung giờ đó đã đi vào giấc ngủ sâu. 

Thức khuya gây suy nhược cơ thể (Ảnh:Internet)

Nếu chúng ta thức quá khuya, cơ thể sẽ rút ngắn quá trình trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Thời gian thích hợp cho giấc ngủ tốt là 23h.

Uống rượu bia vô tội vạ

Nhiều người tin rằng uống nhiều rượu bia có thể gây ra bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, thực tế khi chất kích thích này ngấm vào cơ thể, làm cơ thể mất nước, gây ra tình trạng huyết áp thấp. Dẫu biết rằng bạn sẽ lấy lý do là mượn rượu giảu sầu, lâu lâu mới uống một lần. Một vài ly với bạn bè thì làm sao ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn biết đấy, một ly rồi hai ly, ba ly, không biết bao nhiêu ly tăng lên từ đó. Vì thế, hạn chế uống rượu bia một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn trước bệnh tật.

Uống rượu bia vô tội vạ gây huyết áp thấp (Ảnh:Internet)

Ăn quá no – dạ dày hoạt động căng thẳng

Tiêu hóa là việc đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn. Sau bữa ăn, dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn. Đồng thời, để tăng việc hấp thụ chất dinh dưỡng, một lượng máu sẽ được chuyển đến cơ quan này. Để bù đắp cho sự phân phối máu, tim sẽ đập nhanh hơn, các mạch xạ tim ở động tay phải co hẹp để hoạt động huyết áp hoạt động bình thường.

Ăn quá no sẽ gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, ngất xỉu (Ảnh:Internet)

Tuy nhiên, một số người, hoạt động của tim mạch và các cơ tim hoạt động không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết này. Vì thế, tình trạng này gây ra giảm tuần hoàn máu não, gây tụt huyết áp. Một số biểu hiện điển hình như hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, ngất xỉu…

Nặng có thể dẫn đến đau ngực, nhìn mờ, buồn nôn…

Trên đây là những thói quen xấu gây nên tình trạng huyết áp thấp. Nếu bạn đang có thói quen này thì hãy mau chóng sửa đổi và thay thế bằng những thói quen tốt, hình thành lối sống lành mạnh cho cơ thể.

>>> Tìm hiểu Làm Sao Để Kiểm Soát Huyết Áp Tốt Nhất Bên Trong Con Người Bạn