Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Não là cơ quan chỉ chiếm một trọng lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Trung bình, não được nhận hơn 20% lượng máu đi nuôi cơ thể. Nếu máu lên não chậm, cơ thể sẽ bị choáng hoặc ngất.

Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não) là hiện tượng máu lên não giảm, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Tình trạng thiếu máu não nhất thời có thể hồi phục sau 24h nhưng sẽ lặp đi lặp lại nếu không điều trị dứt điểm.

Thiểu năng tuần hoàn máu có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất là người thường xuyên phải lao động trí óc và người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh thường do xơ vữa động mạch, co cứng các cơ cổ gáy, …

thieu nang tuan hoan nao la gi

Những biểu hiện của bệnh hay gặp nhất là: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn cảm xúc.

Đối tượng mắc bệnh thiếu máu não thường là người trung niên. Đặc biệt là người làm việc trí óc. Theo các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh càng ngày càng trẻ hóa, trong đó, 2/3 người mắc bệnh là người cao tuổi.

Thực chất, các tổn thương của bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do thiếu O2 và glucose. Các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, gây rối loạn vận chuyển các ion làm tế bào thần kinh tổn thương. Khi điều trị bệnh, cần phải làm các biện pháp để mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục máu đông làm cản trở dòng chảy của máu.

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

Các căn bệnh mạn tính

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Các bệnh có thể kể ra: xơ vữa mạch máu, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, rối loạn nhịp tim, suy thận, van tim, …

Thói quen có hại

Những thói quen có hại như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, áp lực, không vận động, ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ có thể gây ra các căn bệnh như béo phì và làm tăng nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn não.

nguyen nhan cua thieu nang tuan hoan nao

Bệnh về hệ tim mạch

Các căn bệnh về hệ tim mạch như: tăng huyết áp, hẹp động mạch máu (u xơ, u não, …), thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa động mạch, mỡ máu, … hoặc các căn bệnh gây chèn ép hệ thống động mạch là những căn bệnh rất dễ gây ra thiểu năng tuần hoàn não.

Tuổi già

Thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại làm bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở tuổi thanh niên hoặc trung niên.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh: đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê bì tay chân, rối loạn cảm xúc, ngủ không ngon, …

Đa số các biểu hiện của bệnh thiếu máu não khá phổ biến và có thể gặp cả ở những người không nhiễm bệnh. Do đó, bệnh nhân thường chủ quan và lơ là việc điều trị. Nếu bệnh tiến triển lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não làm nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, số lượng người chết vì tai biến mạch máu não cao thứ 3, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • Chế độ ăn uống hợp lý: tăng cường những thực phẩm có lợi: rau, củ, quả, cá, … hạn chế ăn thịt và mỡ động vật.
  • Từ bỏ thói quen xấu: rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, …
  • Tập thể dục đều đặn: thường xuyên tập thể dục sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, thừa cân, xơ vữa động mạch, …
  • Tuân theo những tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ tập luyện, uống thuốc để ngăn chặn bệnh trở nặng.
  • Tránh tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời về, mặc ấm, tránh nằm ngủ nơi có gió lùa.
  • Cho người nhà biết tình hình bệnh để được giúp đỡ.
  • Khi ngủ dậy, tránh đứng lên đột ngột mà nên nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy.

Điều trị bằng thuốc

Thực chất, các tổn thương của bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do thiếu O2 và glucose. Các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, gây rối loạn vận chuyển các ion làm tế bào thần kinh tổn thương. Khi điều trị bệnh, cần phải làm các biện pháp để mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục máu đông làm cản trở dòng chảy của máu.

dieu tri thieu nang tuan hoan nao

Các loại thuốc thường được dùng là: Cinnarizin, Cerebrolysin, Piracetam, Ginkobiloba, …

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, không ngồi máy tính quá nhiều giờ, hạn chế ăn nội tạng và mỡ động vật. Ngoài ra, nên duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì, giảm stress, căng thẳng. Trong sinh hoạt, cần thận trọng trong những tư thế như: đứng lên đột ngột, xoay cổ, … Khi thấy chóng mặt nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.

Thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không

Để biết mình có mắc bệnh và có thể chữa được không. Đầu tiên, bạn cần phát hiện ra các triệu chứng và đến bệnh viện để để kiểm tra. Nếu đúng bạn đang mắc bệnh, bạn có thể điều trị bằng các cách:

- Điều trị bằng thuốc, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt để tăng cường máu lên não.

- Điều trị bằng oxy hoặc phẫu thuật

- Sử dụng thuốc chống viêm hoặc giảm đau

Xác định đúng nguyên nhân bị bệnh là việc rất quan trọng. Dựa vào các nguyên nhân khác nhau mà cách giải quyết và thời gian điều trị cũng khác nhau. Nếu không thể xác định nguyên nhân gây bệnh, biện pháp điều trị bằng thuốc tân dược hoặc các phương pháp vật lý trị liệu: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, … để gia tăng máu lên não.

thieu nang tuan hoan nao co chua khoi duoc khong

Do bệnh có rất nhiều nguyên nhân. Do đó, nếu muốn điều trị hiệu quả, người bệnh nên chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám và điều trị. Tránh tình trạng bệnh tái phát hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tăng cường ăn rau quả, cá, hạn chế thịt, làm việc vừa sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi để vừa giúp ngăn ngừa bệnh vừa giúp tăng cường sức khỏe.

Khi mắc thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh không được xem nhẹ mà cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình.

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì

Uống đủ nước: Tất cả các hoạt động của cơ thể đều cần nước. Nếu mất nước, người bệnh có thể bị choáng váng, đau đầu. Do đó, chúng ta cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Ngũ cốc: Ngoài tinh bột và chất xơ, ngũ cốc còn cung cấp một lượng Mg dồi dào. Đây là khoáng chất quan trọng có thể làm dịu những cơn đau đầu, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Các loại cá: Các loại cá nói chung là nguồn cung cấp Omega 3 có tác dụng tăng cường trí nhớ và giảm đau đầu do thời tiết. Những loại cá nên tăng cường ăn là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, …

thieu nang tuan hoan nao len an gi

Rau quả có màu xanh đậm: Rau cải xoăn, rau bina, súp lơ, cải xoăn, rau diếp, … hoặc các quả như: chanh, cam, bưởi, …

Gừng: Dùng gừng làm gia vị chế biến giúp chống viêm và chống đau đầu rất hiệu quả.

Hạnh nhân: Hạnh nhân cũng là một trong những thực phẩm chứa lượng Mg cao. Bảo vệ cơ thể khỏi những cơn đau đầu.

Canxi: Bộ não cần rất nhiều canxi để hoạt động hiệu quả. Do đó, bổ sung những thực phẩm giàu canxi là cách phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thức ăn giàu carbohydrate: Thiếu hụt carbohydrate là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Các thực phẩm giàu carbohydrate bạn cần bổ sung: bột yến mạch, chuối, táo, đậu, khoai, củ cải đường, …