Bệnh gout hay bệnh gút là một căn bệnh thuộc nhóm viêm khớp do tinh thể, bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa các chất, nhất là các purin (chất đạm) làm tăng acid uric trong máu, khiến các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp xương, sụn, mô, mạch máu, … Gây sưng đau các khớp và tổn thương nội tạng. Bệnh gout thường gặp phổ biến ở nam giới trung niên, đặc biệt là những người có tiền sử uống nhiều rượi bia.
Tham khảo bài viết dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Thông thường, bệnh gút sẽ chia thành 3 giai đoạn, tương ứng với các triệu chứng sau:
Thời gian đầu, bệnh gút không rõ triệu chứng và rất khó phát hiện. Nếu đi khám sức khỏe thường xuyên, chỉ số acid uric đột ngột tăng cao là một dấu hiệu chứng minh bạn đang mắc gút.
Giai đoạn đầu thường kéo dài từ 1 – 3 tháng, phát hiện sớm và chữa trị kịp thời là cách để điều trị và dễ kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong khác trường hợp sau, nguy cơ mắc bệnh gút sẽ cao
Nóng rát, ngứa ngáy trước khi cơn đau xuất hiện ở các khớp như: ngón tay, cổ chân, khớp ngối, mắt cá chân, …
Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm: sốt nhẹ, tiểu tiện khó, …
Xuất hiện các cục u (hạt topi) khoảng 3 – 5 ngày rồi giảm ở các ngón tay, ngón chân, mắt cá chân, …
Các khớp sưng to, đau dai dẳng trong nhiều ngày, khiến người bệnh vận động, đi lại khó khăn.
Xuất hiện các cục u (topi) cứng quanh các khớp bị viêm, khi chạm vào khớp gây đau.
Chức năng thận suy giảm, gây ra đau bụng, đi tiểu khó khăn, nước tiểu có mùi, …
Tuy bệnh gút là một căn bệnh dễ chẩn đoán và kiểm soát, tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan hoặc chữa không đúng thì bệnh gút có các biến chứng nguy hiểm như:
Khớp sưng to, bại liệt chi: Các khối u hay hạt topi là triệu chứng của bệnh gút mãn tính, các hạt này tuy không gây đau đớn nhưng khiến khớp xương sưng to gây mất thẩm mỹ, gây khó khăn khi cử động. Nếu các hạt topi này nếu bị vỡ sẽ gây mủ, làm loét vùng da xung quanh.
Sỏi thận: Nồng độ acid uric cao đào thải qua đường nước tiểu là nguyên nhân dễ gây ra viêm thận, sỏi thận. Người bệnh có thể gặp các vấn đề: viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, sỏi thận, …
Đột quỵ, tai biến: Các tinh thể urat lắng đọng trong thành mạch máu có thể gây tổn thương tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến của bệnh nhân mắc bệnh gút cao hơn các loại bệnh khác. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh gút.
Biến chứng do dùng sai thuốc: Bệnh gút hay bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp, dẫn đến dùng sai thuốc và khiến người bệnh mắc gặp các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, việc tự sử dụng thuốc mà không đi khám bác sĩ có thể làm bệnh trở nặng, biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Người đang mắc bệnh gout rất dễ xuất hiện gút cấp. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đột nhiên uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ đạm, béo, thịt, hải sản, … do công việc hoặc sau các ngày lễ tết.
Bệnh gút cấp gây ra các khối sưng to ở ngón chân cái, khớp gối, khớp tay, … Những chỗ sưng này thường nóng rát, căng bóng, đau dữ dội khi chạm vào, cơn đau thường tăng cao vào buổi đêm. Một cơn gout cấp đau nhất vào 12 – 24h đầu tiên. Bệnh tái phát vài ba lần một năm. Độ tuổi hay mắc gút cấp vào 25 – 55, tỷ lệ mắc của đàn ông cao hơn phụ nữ.
Đau khớp dai dẳng, kéo dài: Những cơn đau nhức đột ngột, dai dẳng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout. Thông thường, các cơn đau kéo dài nhiều giờ trước khi kết thúc và thường xảy ra vào ban đêm. Khi có những dấu hiệu này, chúng ta phải nhanh chóng đi khám để chữa trị kịp thời.
Khớp xương sưng nóng, đỏ: Các khớp xương, đặc biệt là những chỗ đau nhức thường có tình trạng nóng rát. Vùng da của những chỗ đau này có thể trở nên thô ráp, bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu sau mỗi cơn đau.
Các hạt topi: Những cục u hay hạt topi nổi lên dưới lớp da ở khớp ngón tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, cổ tay, … tuy không gây đau đớn nhưng làm mất thẩm mỹ. Các hạt topi thường xuất hiện ở những người bị gout bước sang giai đoạn mãn tính. Nếu các hạt này vỡ sẽ gây ra viêm nhiễm rất nguy hiểm
Sức khỏe suy giảm: Lo lắng, mệt mỏi, sốt nhẹ, táo bón, … là những dấu hiệu của cơ thể báo động bạn đang mắc bệnh gout. Khi cảm thấy sức khỏe suy giảm và bắt đầu có những dấu hiệu kể trên, đừng chủ quan mà phải đi khám ngay lập tức để gout không biến thành bệnh nan y.
Bệnh gout hay được nói vui là bệnh của nhà giàu. Chính vì chất lượng cuộc sống và điều kiện kinh tế của người dân nâng cao khiến căn bệnh này có xu hướng gia tăng ở nước ta qua các nguyên nhân:
Thường xuyên rượu bia, nhậu nhẹt: Việt Nam là đất nước thích ăn nhậu. Lượng tiêu thụ rượu bia mỗi ngày khiến các căn bệnh lý về tim mạch, gan, khớp tăng cao. Một trong số đó chính là bệnh gout. Ngoài ra, các món ăn nhiều đạm trong các cuộc vui như hải sản, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, … cũng là nguyên nhân gây thừa ure.
Mắc các bệnh về thận: Những người mắc bệnh liên quan đến việc chuyển hóa trao đổi các chất có nguy cơ mắc bệnh gút cao, đặc biệt là bệnh thận. Khi bị bệnh thận, khả năng lọc và thải acid uric qua nước tiểu giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Dùng sai thuốc: Uống thuốc không theo chỉ dẫn, uống sai thuốc làm giảm khả năng thải acid uric gây ra rối loạn chuyển hóa acid uric và khiến chúng ta mắc bệnh gout.
Các nguyên nhân khác: Gout là bệnh có thể gây ra do di truyền, độ tuổi hay mắc bệnh này ở nam là từ 35 – 55, nữ từ 55 – 75. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu đang có tiền sử mắc bệnh béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh gout, hãy đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu. Tùy theo tiến triển và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau
Sử dụng thuốc: Trong trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để ngăn ngừa biến chứng và đẩy lùi bệnh. Thông thường, các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm thải acid uric, giảm đau, ngăn ngừa topi, tăng cường chức năng thận, … Tùy theo tình hình, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hoặc tiêm. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc
Phòng tránh bệnh gout: Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen để bệnh không trở nặng. Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất đó là thay đổi thực đơn ăn uống và tránh xa các chất kích thích. Nên hạn chế đồ ăn nhiều đạm, thay vào đó là các thực phẩm ít purin như rau xanh và hoa quả. Đồng thời giữ các thói quen tốt và vận động phù hợp để tăng cường sức khỏe.
Chữa bệnh gout bằng cây thuốc nam: Những loại cây nhà lá vườn quen thuộc có thể là những cây thuốc nam quý mà bạn không biết. Với những người mắc bệnh gout, các loại có thể sử dụng để nấu ăn hoặc làm nước uống ngay tại nhà như: Rau cải bẹ, lá tía tô, lá trầu không, nước dừa, …
Bệnh gout hoàn toàn có thể điều trị. Trong giai đoạn ban đầu như cấp tính, bằng việc thay đổi thói quen và ăn uống khoa học, bệnh gout sẽ được ngăn chặn, các cơn đau do viêm khớp sẽ không còn tái phát, cấu trúc khớp được giữ nguyên và bệnh không xảy ra các biến chứng.
Bệnh gout được điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp đông – tây y, một trong số đó là sử dụng các “cây nhà lá vườn” như:
Lá lốt: Theo kinh nghiệm dân gian, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Lá lốt có thể dùng làm nước uống, nước ngâm hoặc thực phẩm hỗ trợ cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên, không nên dùng lá lốt cho những người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón.
Lá tía tô: Tía tô chứa tinh dầu và các hoạt chất giúp chống viêm, ngăn chặn nhiễm khuẩn, hạn chế sản xuất acid uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Đắp lá tía tô giã nhỏ còn có thể giảm đau nhức ở các vị trí viêm khớp.
Đậu xanh: Trong cấu tạo của đậu xanh, nhất là phần vỏ chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng làm giảm khả năng hấp thu đạm, ngăn ngừa hình thành acid uric gây ra bệnh gout. Ngoài ra, đậu xanh còn là vị thuốc đông y chống viêm, giải độc, giảm sưng phù, …
Cải bẹ xanh: Cây cải đắng hay cây cải bẹ xanh là một thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây cải bẹ xanh có tác dụng đào thải acid uric, cung cấp các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Không những hỗ trợ điều trị bệnh gút, cải bẹ xanh còn chống lão hóa và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Lá trầu: Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu gồm các chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi hư tổn khớp và giảm đau. Uống nước lá trầu, nhất là khi kết hợp với nước dừa sẽ làm giảm các cơn đau nhức của bệnh gút đồng thời làm đầu óc minh mẫn, dễ chịu.
Cách ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bệnh gout. Để giảm thiểu và đào thải acid uric ra khỏi thận, người bị bệnh gout nên sử dụng những thức ăn chứa ít purin, hạn chế đồ ăn nhiều đạm và tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích.
Xem thêm bài viết Mọi Điều Bạn Cần Biết Về Thực Đơn Cho Người Bệnh Gút