1) Chế biến món ăn cho người bệnh gout

Bệnh gout là căn bệnh có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng protein nạp vào cơ thể. Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm tốt, cách chế biến món ăn cũng vô cùng quan trọng để phòng ngừa các cơn gout cấp và không làm bệnh biến chứng nặng thêm. Do vậy, khi chế biến đồ ăn cần lưu ý:

Tham khảo bài viết dấu hiệu triệu chứng bệnh gout 

Không chiên, xào: Đồ chiên, xào hoặc đồ được chế biến bằng dầu (thức ăn nhanh, mì gói, đồ ăn vặt, …) có hàm lượng chất béo cao, gây tăng cân, béo phì làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric của cơ thể. Người bệnh gout cần loại bỏ cách chế biến này cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

benh gout co an duoc thit ga khong

Nêm gia vị vừa đủ: Các món ăn chỉ nên nêm nếm vừa đủ, tránh bỏ quá nhiều muối, nước mắm vì đồ ăn mặn khiến cơ thể giữ nước, làm tăng huyết áp, không tốt cho người bệnh gout.

Hạn chế dùng đường: Các loại đường, đặc biệt là đường fructose không những là tác nhân gây ra gan nhiễm mỡ mà còn làm tăng nồng độ acid uric trong máu, gây ra bệnh gout và tiểu đường.

Không làm các món chua: Đồ ăn chua như dưa muối, cà muối, đồ chua, salad, … tuy là những món ăn quen thuộc của người Việt nhưng lại làm giảm độ pH trong dạ dày và làm tăng acid uric trong máu. Do đó, người bệnh gout phải kiêng đồ chua.

2) Thực đơn cho người acid uric cao

Người bị bệnh gout có nồng độ acid uric trong máu rất cao, gây ra các cơn đau gout cấp tính và khó khăn khi di chuyển. Do đó, trong thực đơn của người bệnh gout cần lưu ý

Những thực phẩm nên sử dụng

  • Thực phẩm ít purin: bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt …
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả …
  • Trái cây giàu vitamin: bơ, thơm, lê, dưa hấu, táo, đu đủ …
  • Thịt lọc mỡ: thịt gia cầm lọc ga, thịt nạc heo …
  • Cá ít purin: cá chép, cá trê, cá trôi, …

Những thực phẩm cần tránh xa

  • Đạm động vật: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, cá nhiều mỡ, …
  • Đạm thực vật: đậu xanh, đậu đỏ, đậu hũ, …
  • Thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, đồ chiên, xào, thức ăn nhanh…
  • Đồ chua: dưa muối, cà muối, dưa chua, …
  • Trái cây giàu vitamin C: chanh, cam, kiwi, ..
  • Đồ uống có cồn, nước uống có ga

benh gut kieng an gi

3) Chế độ ăn cho người bệnh gout

Người bị bệnh gout cần hạn chế lượng purin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn kiêng quá mức cơ thể sẽ không có đủ protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể hoạt động. Do vậy, mọi người cần ước tính liều lượng các chất đưa vào cơ thể.

Với một người có cân nặng 50 kg, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1.600 – 1.800 calo. Trong đó:

  • Chất đạm (protein): 10%,  tương đương 160 – 180 calo
  • Tinh bột: 75%, tương đương 1200 – 1350 calo
  • Chất béo: 15%, tương đương 240 – 270 calo

Nếu quy theo khối lượng, ta sẽ có:

  • Các loại thịt: 100 – 150 gam/ngày
  • Rau xanh, hoa quả: 400 gam/ngày
  • Chất béo: 27 gam/ngày
  • Tinh bột: 300 gam/ngày

Lưu ý, không nên chọn những trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, … Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tập thể dục đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý tránh cho gan, thận làm việc quá tải.

benh gout an hoa qua gi

4) Món ngon cho người bị bệnh gout

Bệnh gout cần kiêng nhiều chất, tuy nhiên không vì lý do đó mà người bệnh chỉ được ăn một số món cố định. Người bệnh nên xây dựng một thực đơn phong phú, vừa đảm bảo sức khỏe vừa đầy đủ dinh dưỡng.

Canh hầm xương: Canh hầm là món hay được dùng để thanh nhiệt giải độc. Xương hầm khi kết hợp với củ cải, cà rốt, … sẽ cho ra một món ăn hỗ trợ điều trị gout hiệu quả.

Thịt gà luộc chấm rắc lá chanh: Thịt gà luộc vàng óng, thả vài lá chanh, chấm với muối tiêu thả là món ăn ngon miệng và quen thuộc trong mỗi dịp lễ, tết. Tuy nhiên, bạn cần chú ý lọc sạch da trước khi ăn để không nạp thêm mỡ vào cơ thể.

Thịt hầm củ cải: Củ cải, đặc biệt là củ cải trắng là thực phẩm hạn chế acid uric đối với người bệnh gout. Khi chọn thịt, nên chọn thịt heo đã lọc mỡ và nêm không quá mặn. Thịt hầm củ cải giúp thanh nhiệt, kiện tỳ lợi thấp, giúp chữa bệnh gout.

Một số món khác: Nấm kim châm xào, rau cần xào, cà rốt nấu củ năng, canh khổ qua, …

benh gout kieng an rau gi

5) Bữa sáng cho người bị bệnh gout

Bữa sáng được ví như bữa ăn của Hoàng Đế vì nó cung cấp năng lượng trong thời gian cơ thể hoạt động nhiều nhất. Vì gout là căn bệnh gắn liền với ăn uống, trong một vòng thực phẩm ít ỏi để chế biến ra những món ăn ngon vào bữa sáng là việc không dễ dàng. Chính vì vậy, thực đơn của chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những món ăn ngon mà không ảnh hưởng đến bệnh gout nhé

Thực phẩm chứa carbohydrate: Là nhóm thực phẩm tốt cho bệnh gout vì có khả năng làm giảm nồng độ acid uric, VD: bánh mỳ, gạo, hạt kê, gạo lứt, bắp, vừng, …

Các món ăn từ gạo: Cũng là thực phẩm chứa carbohydrate nhưng có lượng tinh bột thấp hơn và đa dạng hơn, VD: bánh ướt, bánh cuốn, miến, phở, nui, …

Sinh tố trái cây: sau bữa sáng, nên bổ sung thêm một ly sinh tố để cung cấp vitamin lọc sạch cơ thể, các trái cây nên chọn là: lê, chuối, dưa hấu, táo, …

che bien mon an cho nguoi benh gout

6) Sữa dành cho người bị gout

Có một số quan niệm sai lầm cho rằng sữa là một trong những tác nhân làm bệnh gout trở nặng. Tuy nhiên, nền y học đã chứng minh rằng, sữa không những không gây hại mà còn hỗ trợ phòng ngừa và điều trị gout hiệu quả.

Trong sữa chứa rất ít purin, không làm ảnh hưởng đến bệnh gout. Hơn nữa, sữa chứa rất nhiều protein có lợi, giúp ngăn ngừa những cơn gout cấp tính và làm quá trình đào thải acid uric của thận diễn ra nhanh hơn. Sữa và các chế phẩm từ sữa đều là thực phẩm có lợi cho người bị bệnh gout.

Một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn sữa dành cho người bị gout

  • Không uống sữa đậu nành vì đậu nành là thực phẩm làm tăng uric trong máu
  • Nên chọn những loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò, sữa dê, … Ưu tiên những loại không béo, ít đường, ít ngọt.
  • Mỗi ngày nên uống từ 1 – 3 lần, uống đều đặn để có kết quả tốt nhất
  • Kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, nên bổ sung sữa vào bữa sáng

nhung mon an cho nguoi benh gout

7) Bệnh gout kiêng ăn gì

Thịt đỏ: Các loại thịt động vật nói chung đều có lượng purin cao. Ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng những cơn đau do gout. Khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, ruột, … chứa rất nhiều đạm – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Đây là nhóm thực phẩm tuyệt đối phải kiêng nếu không muốn bệnh chuyển sang biến chứng.

Hải sản: Hải sản là thực phẩm cực kì nhiều purin. Khi ăn hải sản, các chất sẽ chuyển hóa trở thành acid uric, khiến các vết sưng đau nhức và có nguy cơ loét dinh dưỡng. Mỗi ngày chỉ nên cung cấp 110 – 170 g hải sản.

Bia rượu: Bia rượu cùng thức ăn giàu đạm là những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout và các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bạn đang nghiện bia rượu, hãy tiến hành cai từ từ.

Nước ngọt: Đường fructose có trong các chế phẩm ngọt như nước ngọt, kẹo bánh làm tăng khả năng sản xuất acid uric. Việc tăng lượng đường còn gây hại cho gan do gan phải làm việc cật lực để đào thải chúng.

Tham khảo bài viết: Những Điều Ngạc Nhiên Mà Bạn Chưa Biết Về Gout Và Cách Trị Bệnh

thuc don cho nguoi benh gout

8) Những món ăn chữa bệnh gout

Trong dân gian, có những thực phẩm có chức năng hỗ trợ điều trị gout rất hiệu quả. Có thể kể ra là

Món ăn chế biến bằng dấm táo: Dấm táo là nguyên liệu hỗ trợ điều trị các bệnh sưng khớp, viêm khớp hiệu quả trong đó có bệnh gout. Dấm táo có thể dùng trong nấu ăn, pha loãng để uống hoặc thoa trực tiếp lên vết sưng.

Món ăn chế biến với gừng: Gừng tính nóng, trị viêm, có thể làm giảm những cơn đau gây ra do gout. Món ăn được chế biến với gừng rất đa dạng. Gừng pha uống hay dùng để đắp đều có tác dụng tương tự.

Món ăn chế biến với lá tía tô: Trong thành phần của lá tía tô chứa rất nhiều tinh dầu, chất chống viêm, giảm đau, giãn mạch, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn ở các khớp xương sưng lên do gout. Món ăn chế biến cùng lá tía tô sẽ đẩy nhanh quá trình đào thảo acid uric, giảm đau nhức và sưng đỏ.