Nếu bạn ngủ ít, thiếu ngủ, thì việc cảm thấy buồn ngủ là bình thường. Tuy nhiên, khi bạn đã ngủ đủ thời gian mà cảm giác buồn ngủ luôn thường trực, không kể ban đêm hay ban ngày, diễn ra trong thời gian dài, thì có thể bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm mà bạn không biết.

Bệnh suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Bệnh đái tháo đường

Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường? Tại sao cảm thấy rất buồn ngủ sau khi ăn được cho là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường? Trước hết, việc này có liên quan tới hạ đường huyết. Khi đột nhiên bạn ăn một lượng cacbonhydrat lớn, dẫn tới cơ thể sẽ dư ra một lượng glucose lớn và cơ thể sẽ phải tiết ra quá mức lượng insulin để giải quyết phần dư thừa này.

Sau khi lượng đường dư thừa được giải quyết, cơ thể lại thiếu đường và rơi vào trạng thái hạ đường huyết. Vì các chất dinh dưỡng chưa kịp chuyển tới não bộ, cho nên sẽ xuất hiện cảm giác rất buồn ngủ. Khi cơ thể phải tiết insulin quá mức sẽ trở thành gánh nặng cho cơ thể, và có thể coi nó là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

 

Đọc ngay Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu

Buồn ngủ mắc bệnh gì

Việc theo dõi chỉ số đường huyết ngay tại nhà ngày càng đơn giản với các máy đo đường huyết chuyên dụng, nhỏ gọn. (Ảnh: Siêu Thị Y Tế)

Bệnh mất ngủ kinh niên

Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.

Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.

Buồn ngủ mắc bệnh gì

Viêm khớp gây mệt mỏi, thiếu năng lượng và thèm ngủ. (Ảnh: Internet)

Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung…

Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

Bệnh về gan

Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lý do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.

Bệnh tim

Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi.

Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ cho ngày?

Theo các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe về giấc ngủ thì mỗi đêm bạn ngủ 7 – 8 giờ là rất tốt cho sức khỏe. Ngủ hơn 9 – 10 mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên. Đặc biệt, thói quen ngủ ngày quá nhiều cũng gây bệnh không kém nhé. Do đó, nếu có ngủ trưa bạn chỉ nên ngủ từ 30 – 60 phút là tốt nhất.

Buồn ngủ mắc bệnh gì

Giấc ngủ sâu mang đến nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Mẹo để có giấc ngủ ngon

- Duy trì lịch trình ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.

- Tạo ra một môi trường lý tưởng để ngủ ngon giấc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ngủ trong phòng ngủ thoáng mát, tối và yên tĩnh.

- Sử dụng nút bịt tai để tránh bị làm phiền.

- Không để tivi, máy tính hoặc điện thoại trong phòng ngủ của bạn.

- Không uống cà phê hoặc rượu quá gần giờ đi ngủ.

- Thử thiền trước khi đi ngủ.

- Sau khi ăn tối, đi bộ một quãng ngắn rồi đi ngủ.

- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và vận động nhẹ nhàng

- Không ngủ nướng khi đồng hồ báo thức đã kêu.

Đọc thêm Sự thật uống sữa giúp phòng chống bệnh đái tháo đường và bệnh huyết áp.